1. Hãy mã hóa mọi thứ
Một trong những cách dễ làm nhất để bảo vệ thiết bị Android hoặc iOS là sử dụng chức năng mã hóa phần cứng có sẵn. Tính năng này sẽ biến dữ liệu thành thứ “bất khả xâm phạm” trừ khi có mật khẩu để mở khóa.
Chúng ta hãy bắt đầu với hệ điều hành iOS. Người dùng iPhone hoặc iPad có thể đặt mật khẩu máy để bảo vệ dữ liệu trên điện thoại. Với iPhone, bạn vào phần Settings > General > Passcode Lock để đặt mật khẩu. Mật khẩu có thể là số PIN 4 chữ số hoặc dạng kết hợp phức tạp hơn. Đương nhiên, mật khẩu kết hợp sẽ an toàn hơn. Dãy PIN 4 chữ số sẽ có khoảng 10.000 mật khẩu, đủ để bảo vệ điện thoại trước con mắt nhòm ngó của những tay “amatơ”, nhưng rất tiếc chúng lại không an toàn 100% trước những kẻ trộm dữ liệu chuyên nghiệp.
Để đặt mật khẩu mạnh hơn, bạn chuyển “Simple Passcode” sang chế độ “off”. Mật khẩu dài hơn sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn khi nhập vào và cũng nên lạm dụng điều này. Nên đặt mật khẩu có khoảng 6 ký tự là vừa phải. Khi chuyển sang chế độ “Turn Passcode on”, bạn cần nhập mật khẩu 2 lần để xác nhận. Ở phần Passcode Lock còn một chế độ khác mà bạn cần lưu ý đó là Erase Data. Khi kích hoạt chế độ này, dữ liệu của điện thoại sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn sau 10 lần nhập mật khẩu sai, một cách bảo vệ an toàn dữ liệu “nhạy cảm”, tuy… cay đắng nhưng đành phải chấp nhận nếu chẳng may điện thoại của bạn rơi vào tay kẻ xấu. Tuy nhiên, sẽ rất phiền phức nếu chẳng may người nào đó cố tình chơi xấu bạn (nhập mật khẩu sai vào máy nhiều lần).
Trong khi đó, máy Android có quy trình thiết lập mã hóa phức tạp hơn chút. Bản thân việc thiết lập không phức tạp nhưng lại tốn thời gian, giống như kiểu thiết lập bảo mật trên PC hoặc ổ cứng ngoài. Tùy thuộc vào từng loại thiết bị, quy trình mã hóa có thể sẽ mất 1 tiếng hoặc lâu hơn. Trong khoảng thời gian đó, thiết bị cần phải cắm sạc pin, còn nếu không việc mã hóa sẽ không hoàn tất và một phần dữ liệu trên thiết bị có thể bị mất. Có 2 điều cần lưu ý khi mã hóa dữ liệu trên Android. Thứ nhất, nó có thể ảnh hưởng tới (làm chậm) hiệu suất của máy. Và đây là quá trình không thể đảo ngược, trừ khi bạn phải reset lại toàn bộ thiết bị.
2. Tắt kết nối mạng khi không sử dụng:
Khi không cần sử dụng, tốt nhất bạn nên tắt những ứng dụng kết nối như Bluetooth, Location Services, Near Field Communication (NFC), Wi-Fi hay thậm chí cả Cellular Data để tránh tình trạng có thể bị xâm nhập trái phép vào thiết bị. Đặc biệt, Location Services và Bluetooth là 2 kết nối rất dễ bị xâm nhập. Rất nhiều ứng dụng có sử dụng dữ liệu từ Location Services mà đôi khi chủ nhân của thiết bị còn không phát hiện ra. Trong khi dó, Bluetooth sẽ trao cơ hội cho Hacker xâm nhập trái phép vào thiết bị của bạn và lấy đi những dữ liệu quan trọng.
3. Cập nhật Firmware thường xuyên
Giống như hệ điều hành cho máy tính, hệ điều cho iPhone (iOS) luôn có các lỗ hổng. Đó là lý do vì sao các phiên bản luôn được cập nhật. Đặc biệt các phiên bản đầu tiên thường chứa nhiều lỗ hổng hơn các phiên bản đã cập nhật. Vì vậy nếu bạn không thường xuyên cập nhật firmware thì nhiều khả năng chiếc iPhone của bạn sẽ trở thành mục tiêu lý tưởng cho giới hacker.Làm thế nào để cập nhật firmwareRất may là Appple cung cấp cho bạn một cách hết sức dễ dàng để cập nhật firmware. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây.
-Kết nối iPhone vào máy tính và mở iTunes lên
-Trong cửa sổ bên trái chọn iPhone, bạn sẽ nhìn thấy hình tương tự như dưới đây.
-Nhấn vào nút “Update” và làm theo các hướng dẫn để tiến hành cập nhật firmware.
4. Thiết lập chế độ Auto-Lock
Tính năng auto-lock cho phép iPhone của bạn tự động chuyển sang chế độ sleep sau một khoảng thời gian idle nhất định.
Để thiết lập tính năng này bạn thực hiện theo 2 bước dưới đây:
Mở mục Settings trong iPhone và chọn General.
Chọn Auto-Lock và thiết lập khoảng thời gian. Thời gian càng ngắn thì càng bảo mật. 2 phút có thể là một lựa chọn tốt để bạn tham khảo.
5. Không sử dụng ứng dụng không rõ xuất sứ:
Ứng dụng không rõ xuất sứ là những ứng dụng được tải lên kho ứng dụng bởi cá nhà sản xuất hãng thứ 3 nhưng chưa được kiểm định về chất lượng. Ứng dụng loại này có thể gây phương hại cho dữ liệu của chủ nhân thiết bị. Do đó, khi tải về một phần mềm nào đó có vẻ thú vị, hãy để ý kĩ tên của nhà sản xuất và nhà phát triển xem liệu đó có phải một thương hiệu uy tín hay không. Nhiều ứng dụng trộm thông tin thường được mạo danh bằng cách hứa hẹn: tăng độ phân giải màn hình, tăng thời lượng pin, tăng tốc độ thiết bị…
Ví dụ, một ứng dụng ngân hàng (hoặc ứng dụng có khả năng xử lý tài chính) sẽ buộc phải có đầy đủ danh tính nhà phát hành (là ngân hàng, công ty) chứ không phải tên một người bán lẻ hay nhà phát triển nào đó. Ngoài ra, mục đánh giá và bình luận của người dùng ứng dụng cũng là phần mà bạn nên lưu tâm trước khi tải về một phần mềm mà mình chưa chắc chắn về độ tin cậy. Hãy xem những người dùng thử trước đó nhận định về nó để có cái nhìn khách quan nhất.
6.Bảo vệ khỏi malware
Do quá thông dụng nên Android đang là đích ngắm của nhiều loại malware. Không như Apple, Google không kiểm tra xem ứng dụng có độc hại hay không trước khi cho đẩy lên google Play. Đây là kẽ hỡ rất lớn giúp cho những kẻ phát tán phần mềm độc hại làm mưa làm gió. Đó có thể là những wallpaper miễn phí, game hay thậm chí là cả những ứng dụng phổ biến. Đó cũng là lý do nhiều phần mềm bảo mật được phát triển dành riêng cho nền tảng này. Các tên tuổi như Avast, Kaspersky, và Lookout có sẵn các công cụ bảo mật miễn phí cho Android. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm định của phòng thì nghiệm AV-Test năm 2011, hầu hết các phần mềm bảo mật miễn phí này lại gần như vô dụng. Khi đó, AV-Test đã khảo sát 7 phần mềm bảo mật miễn phí thuộc hàng tốp đầu, và phần mềm được coi là tốt nhất chỉ phát hiện được khoảng 1/3 malware. Ngay cả những phần mềm phải trả tiền thì kết quả cũng không khả quan hơn – chỉ phát hiện được 50% malware.
Gần 2 năm sau, kết quả trên đã được cải thiện đáng kể nhất là đối với công cụ bảo mật miễn phí. Trong một bài kiểm tra gần đây của AV-Test, các ứng dụng bảo mật của Avast, F-Secure, Kaspersky, Lookout, và TrustGo đạt kể quả khá cao. Mức thấp nhất là Lookout với khả năng phát hiện tới 98,6% malware. Ngoài tình năng quét virus và malware, các ứng dụng bảo mật cho Android còn cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện với tính năng định vị, xóa dữ liệu từ xa, sao lưu và khóa các đường URL nguy hiểm. Tuy đây là những tính năng chỉ có trong bản tính phí nhưng các bản miễn phí cũng cung cấp khả năng bảo vệ rất tốt, nhất là quét malware. Riêng với tính năng khóa điện thoại và xóa dữ liệu trong trường hợp mất máy, Google cũng cung cấp công cụ trên web để bạn làm việc này (dành cho Android từ 2.3 trở lên).
7. Cài đặt phần mềm truy tìm điện thoại:Việc sơ xảy để mất điện thoại đôi khi vẫn diễn ra, do đó, bạn nên có sự đề phòng trước để tránh trường hợp xấu này. Hiện nay trên thị trường đang có những ứng dụng tìm kiếm thiết bị rất tốt và hầu hết trong số chúng đều miễn phí.