Khí hậu nơi đây nửa nhiệt đới, nửa sa mạc với nhiệt độ trung bình là 25 độ C và hầu như không có mưa - đây là điều kiện làm xuất hiện những loài thực vật rất khác lạ. Sinh vật đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và có những loài đã phát triển từ 20 triệu năm trước. Hơn 700 loài sinh vật ở Socotra là loài đặc hữu, tức không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Đặc biệt nhất và được coi như biểu tượng của Socotra là cây máu rồng (Dragon’s Blood Tree). Đây là nguyên liệu cho rất nhiều loại thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm được dự đoán là sử dụng trong các nghi lễ ma quái thời Trung cổ. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất.
Một loài cây khác là hoa hồng sa mạc (Desert Rose) cũng được các nhà khoa học rất chú ý. Gọi là hoa hồng nhưng Desert Rose mang hình dáng như một gã khổng lồ đứng sừng sững bền bỉ trên nền đất đá khô cằn của Socotra.
Quần đảo có tầm quan trọng vì tính đa dạng sinh học của nó, với hệ động thực vật phong phú và khác biệt, bao gồm: 37% số loài thực vật tương ứng 825 loài, 90% số bò sát và 95% số loài ốc ở Socotra không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới bao gồm những con thằn lằn không có lông, tắc kè hoa hay vượn cáo quý hiếm...
Đây cũng là nơi trú ngụ của 192 loài chim, 10 trong số đó là loài đặc hữu của đảo, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác như loài chim chích Socotra, chim sáo đá, chim sẻ, chim cốc… Sinh vật biển ở Socotra cũng rất đa dạng, với 253 loài san hô, 730 loài cá và 300 loài cua, tôm.
Loài động vật có vú bản địa duy nhất trên đảo là dơi. Tuy nhiên tại đây cũng có chó và mèo với kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với ở châu Âu, cân nặng lên tới hơn 12kg. Chúng được cho là hậu duệ hoang dã của mèo nhà được đưa tới đảo bởi những người khai hoang.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận quần đảo Socotra của Yemen là Di sản Thiên nhiên thế giới năm 2008.