Quân đội Myanmar ngắt mạng Internet

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quân đội đã ngắt mạng internet ở Myanmar kể từ thứ Bảy tuần này sau khi hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở thành phố Yangon để phản đối cuộc đảo chính và yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi.
Quân đội Myanmar ngắt mạng Internet

Kể từ khi giới tướng lĩnh quyết định tiến hành đảo chính và bắt giữ các nhà lãnh đạo dân sự, người dân Myanmar đã tận dụng các mạng xã hội để chia sẻ tình hình trong nước cũng như kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Khi làn sóng biểu tình dâng cao, quân đội Myanmar tiếp tục ngắt kết nối Internet nhằm ngăn chặn các lời kêu gọi đổ ra đường.

Quân đội Myanmar ngắt mạng Internet ảnh 1

Người biểu tình đối mặt với cảnh sát tại thành phố Yangon hôm 6/2. Ảnh: AP

Nhóm giám sát NetBlocks Internet Observatory đã báo cáo “sự cố mất mạng trên quy mô quốc gia” tại Myanmar. Nhiều người dân cho rằng các dịch vụ dữ liệu di động và wifi đã ngừng hoạt động.

Chính quyền quân sự cũng đã cố gắng ngăn chặn các làn sóng phản đối bằng cách tạm thời chặn Facebook và tiếp tục là Twitter và Instagram kể từ thứ Bảy.

Công ty viễn thông di động Na Uy Telenor Asa cho biết chính quyền Myanmar đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet từ chối quyền truy cập vào Twitter và Instagram “cho đến khi có thông báo mới”.

Nhiều người đã bỏ qua lệnh cấm đối với các trang web như Facebook bằng cách sử dụng mạng ảo để che giấu vị trí của họ.

“Internet đã ngừng hoạt động nhưng chúng tôi sẽ không ngừng lên tiếng,” một người dùng Twitter Maw Htun Aung viết. “Hãy đấu tranh hòa bình cho dân chủ và tự do. Hãy chiến đấu cho đến phút cuối cùng vì tương lai của chúng ta".

Các tổ chức xã hội dân sự Myanmar đã kêu gọi các nhà cung cấp Internet và mạng di động chống lại lệnh cấm của chính quyền quân sự.

“Bằng cách tuân thủ các chỉ thị của họ, các công ty này về cơ bản đang hợp pháp hóa quyền lực của quân đội, bất chấp sự lên án của quốc tế đối với chính thể này”, nhóm đối lập tuyên bố.

Quân đội Myanmar ngắt mạng Internet ảnh 2

Người biểu tình ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và phản đối Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.

Công ty Telenor cho biết trước khi Internet ngừng hoạt động, về mặt pháp lý, họ có nghĩa vụ tuân theo lệnh chặn một số phương tiện truyền thông xã hội, nhưng vẫn phải “nêu rõ sự mâu thuẫn của chỉ thị với luật nhân quyền quốc tế”.

Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực phụ trách Chiến dịch của Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết việc ngắt kết nối mạng tại Myanmar trong bối cảnh xảy ra đảo chính và đại dịch COVID-19 là một “quyết định liều lĩnh và liều lĩnh”.

Đầu tuần này, quân đội Myanmar tiến hành lật đổ chính quyền dân sự với lý do kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái đã bị gian lận.

Chính quyền do Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing đứng đầu đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và hứa sẽ bàn giao quyền lực sau khi tiến hành một cuộc tổng tuyển cử mới.

Theo Reuters
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.