(Ngày Nay) - Ngày 29/4, chín người đàn ông đã bị đưa ra xét xử ở Đức với tội danh phản quốc, âm mưu giết người và âm mưu đảo chính bạo lực nhằm đưa một quý tộc lên làm lãnh đạo đất nước và áp đặt thiết quân luật.
(Ngày Nay) - Bất ổn chính trị càng làm trầm trọng thêm vấn đề nghèo đói, tình trạng bất bình đẳng xã hội, trong khi châu Phi vẫn phải đối mặt với các thách thức như xung đột, chia rẽ về kinh tế, an ninh, sắc tộc.
(Ngày Nay) - Báo Le Monde (Pháp) ngày 5/9 đưa tin Pháp đã bắt đầu các cuộc đàm phán với một số quan chức quân đội Niger về kế hoạch rút quân khỏi quốc gia châu Phi này sau vụ đảo chính tại đây hồi tháng 7.
(Ngày Nay) - Chủ nhật vừa qua, cộng đồng các quốc gia Tây Phi đã đe doạ sử dụng các biện pháp trừng phạt và thậm chí là vũ lực nếu các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính tại Niger không phục chức cho cựu Tổng thống Mohammed Bazoum trong vòng một tuần.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án vụ đảo chính tại Niger, đặc biệt sau khi ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Tổng thống từ năm 2011, tuyên bố mình là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi bất ổn này và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Hãng Reuters đưa tin, Liên hợp quốc (LHQ) vẫn đang chuyển hàng viện trợ đến Niger mặc dù các quan chức của LHQ tại nước này ngày 28/7 cho biết rằng họ không có bất kỳ liên lạc nào với quân đội sau cuộc đảo chính vừa diễn ra.
(Ngày Nay) - Sáu tháng sau khi quân đội giành chính quyền từ một chính phủ dân sự, người đứng đầu quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đã đảm nhận vai trò Thủ tướng của một nội các mới được thành lập.
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh lo ngại Myanmar có nguy cơ trở thành một quốc gia "siêu lây nhiễm", làm bùng phát dịch bệnh trong khu vực, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã hối thúc Hội đồng Bảo an kêu gọi một lệnh ngừng bắn tại quốc gia này nhằm tập trung kiểm soát dịch bệnh.
(Ngày Nay) - Hôm thứ Hai, bà Aung San Suu Kyi đã lần đầu tiên xuất hiện tại phiên tòa xét xử bản thân kể từ sau khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính vào đầu tháng 2.
(Ngày Nay) - Lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing cho biết nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi hiện vẫn khỏe mạnh và sẽ ra hầu tòa trong vài ngày tới.
(Ngày Nay) - Chính quyền quân sự Myanmar đã ngắt tất cả các dịch vụ internet không dây cho đến khi có thông báo mới, đây được xem là động thái nhằm kiểm soát thông tin liên lạc và ngăn chặn làn sóng biểu tình.
(Ngày Nay) - Tọa lạc trong một khu vực địa lý sôi động và có dân số khá lớn, Myanmar được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á. Nhưng 2 tháng sau khi quân đội tiếp quản chính quyền, nền kinh tế Myanmar gần như rơi vào bế tắc.
(Ngày Nay) - Ngày càng có nhiều quốc gia đang xem xét hạn chế quan hệ ngoại giao với Myanmar và gia tăng áp lực kinh tế lên chính quyền hiện tại sau khi quân đội nước này làm binh biến lật độ chính phủ dân sự.
(Ngày Nay) - Hàng chục nghìn người dân Myanmar đã đổ ra đường vào Chủ nhật để phản đối cuộc đảo chính của quân đội và yêu cầu thả nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi.
(Ngày Nay) - Quân đội đã ngắt mạng internet ở Myanmar kể từ thứ Bảy tuần này sau khi hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở thành phố Yangon để phản đối cuộc đảo chính và yêu cầu thả bà Aung San Suu Kyi.
(Ngày Nay) - Các nhà lãnh đạo phương Tây đã lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar chống lại chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi, cuộc chính biến này đã khiến hàng trăm nghìn người Myanmar tìm tới các mạng xã hội để thu hút sự chú ý của thế giới.