Quan hệ Mỹ - Âu gặp nhiều thách thức

Theo tác giả Stephen Bartholomeusz của tuần báo The Australian, thế giới có khả năng sẽ sớm phải chứng kiến một cuộc chiến tranh thương mại mới giữa Mỹ và châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN

Tác giả nhận định thị trường chứng khoán thế giới đã có phiên “cảm cúm” vào ngày 22/1, sau khi xuất hiện thông tin đã có trở ngại trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu các thị trường này sẽ phản ứng thế nào nếu Mỹ tiếp tục khơi mào một cuộc chiến thương mại khác?

Các chỉ số chứng khoán thế giới mất điểm do những phản ứng đối với thông tin rò rỉ về việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối lời đề nghị cho hai Thứ trưởng Trung Quốc tới nước này để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thương mại, nhằm khắc phục một số vấn đề khó khăn trong quá trình thảo luận giữa hai bên,

Chỉ số Dow Jones giảm 2% và đóng cửa ở mức thấp hơn 1,2% trong ngày ngay sau khi Larry Kudlow, cố vấn kinh tế cao cấp của ông Trump, tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán nào sắp được lên lịch.

Mặc dù Trung Quốc tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ để giảm thặng dư thương mại với Mỹ, nhưng Bắc Kinh cho biết chỉ muốn mua thêm các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, hơn là đáp ứng đòi hỏi thay đổi cấu trúc mô hình kinh tế do nhà nước chỉ huy.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng sẽ không đưa ra một số nhượng bộ mở cửa thị trường nội địa trước khi hết thời hạn áp dụng thỏa thuận với Mỹ vào ngày 1/3.

Trong khi cuộc đối đầu với Trung Quốc đang thu hút hầu hết sự chú ý từ thế giới, thì Mỹ dự kiến lại chuẩn bị cho một cuộc thảo luận thương mại khác vào cuối năm nay (rất có thể là hai cuộc). Một là với châu Âu và hai là với Nhật Bản.

Cuộc thương thảo với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ diễn ra trước và mang tính chất quan trọng hơn. Đầu tháng 1/2019, Mỹ đã đưa ra một bản danh sách các yêu cầu nhượng bộ thương mại đối với EU và phía EU cũng đã có câu trả lời.

Mỹ yêu cầu được truy cập miễn thuế đối với hàng hóa công nghiệp và muốn EU loại bỏ toàn bộ các hàng rào thuế quan, cũng như phi thuế quan. Nước này cũng đưa ra “yêu sách” đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp được thâm nhập toàn diện vào EU.

Phản ứng lại, EU thông báo sẵn sàng thảo luận về việc mở cửa thị trường cho các mặt hàng công nghiệp của Mỹ, bao gồm cả các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, nhưng nông nghiệp sẽ bị loại trừ khỏi các chương trình nghị sự hai bên.

Tổng thống Trump muốn áp đặt thuế quan trị giá 40 tỷ USD đối với ô tô của EU với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Bằng cách này ông Trump đã đưa được EU đến bàn đàm phán. Tuy nhiên, việc làm này rất có thể sẽ làm nản lòng ngành nông nghiệp nội địa, vốn đang chịu nhiều tổn thương do căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

EU biết rằng bất kỳ sự đầu hàng nào liên quan tới các biện pháp bảo vệ người nông dân cũng sẽ gây ra các phản ứng tiêu cực và EU rõ ràng không thể mạo hiểm “nhen nhóm” lên nguy cơ thịnh nộ to lớn của hầu khắp các trang trại tại khu vực.

Mỹ đang chịu mức thuế 25% đối với dòng xe tải hạng nhẹ xuất khẩu vào EU. Trong đó có xe bán tải, mặt hàng đem lại lợi nhuận cốt lõi cho ngành công nghiệp xe ô tô nước này, chiếm gần 20% số lượng xe chở khách được bán ra thị trường.

EU đã đề nghị giữ nguyên mức thuế quan này nếu Mỹ làm điều tương tự với hàng hóa nông nghiệp của khối, và cho biết sẽ giảm 10% thuế đối với các mặt hàng ô tô khác nhập khẩu từ Mỹ.

Tuy nhiên, nếu Mỹ vẫn khăng khăng yêu cầu đưa nông nghiệp vào các chương trình nghị sự, thì khả năng một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và EU sẽ sớm trở thành hiện thực.

EU khẳng định sẽ không nhân nhượng Mỹ nếu ông Trump áp thuế cao hơn đối với ô tô nhập khẩu từ EU và sẽ đáp trả với một chính sách thuế quan khác đối với 300 tỷ USD sản phẩm của Mỹ. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ giống với cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả là một cuộc chiến thuế quan “ăn miếng, trả miếng” sẽ gia tăng và lan rộng.

Đáng tiếc ngành công nghiệp ô tô của Mỹ - vốn đã bị tổn thương từ khi Tổng thống Trump áp thuế nhập khẩu thép và nhôm và gây thiệt hại hàng tỷ USD cho các công ty sản xuất ô tô lớn - đã phản đối tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu.

Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp đang ngày càng trở thành một mạng lưới toàn cầu, với việc các nhà sản xuất của Mỹ nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh kiện thông qua mạng lưới nhà máy và chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

Chính quyền Mỹ đã thiếu hiểu biết về mức độ toàn cầu hóa của rất nhiều ngành công nghiệp truyền thống và sự phụ thuộc vào nước sản xuất thứ ba đối với các mặt hàng linh kiện cũng như sản phẩm cuối cùng.

Trong khi đó, quá trình tự làm hại bản thân, đồng thời gây hại cho nền kinh tế toàn cầu, không nên bị đánh giá thấp.

Trong vòng ba tháng tới, Bộ Thương mại Mỹ dự kiến sẽ trình lên chính phủ những phát hiện cho thấy việc nhập khẩu ô tô và phụ tùng cơ giới có thể gây ra các mối đe dọa tới nền an ninh quốc gia với triển vọng về một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và EU rất sớm, có thể xảy ra.

Trong lúc hàng loạt các cuộc đàm phán khó nhọc khác với Nhật Bản cũng sẽ sớm được Mỹ lên kế hoạch vào cuối năm nay.

Theo Bnews
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.