Nghi ngại về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc ngày càng tăng

Trung Quốc đang tái định hình cách tiếp cận đối với “Sáng kiến Vành đai và con đường” ở khu vực Đông Nam Á. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các dự án của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong năm 2018, khi thế giới chú ý hơn tới chiến lược phát triển của Bắc Kinh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo tờ SCMP, sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể từ năm 2013, khi nước này khởi động sáng kiến Vành đai và Con đường - sáng kiến nằm ở trung tâm của chính sách ngoại giao kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó đẩy mạnh các hoạt động đầu tư của Trung Quốc trong khu vực. ASEAN hiện là khu vực chiếm 1/3 các khoản đầu tư và cam kết xây dựng của Trung Quốc theo khuôn khổ sáng kiến này.

Trong vòng 3 năm kể từ khi sáng kiến được khởi động, đầu tư của Trung Quốc tới khu vực đã tăng 70% so với 3 năm trước đó. Tương tự, các hợp đồng xây dựng mà các công ty Trung Quốc giành được trong cùng giai đoạn cũng đã tăng 54%. Nhưng trong thời gian gần đây, các siêu dự án có nguồn vốn từ Trung Quốc đã vấp phải sự chống đối ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là Chính phủ của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuần trước đã hủy bỏ dự án đường sắt trị giá 20 tỷ USD của Trung Quốc. Myanmar cũng đã giảm quy mô của dự án xây dựng cảng biển Kyaukpyu được Trung Quốc hỗ trợ ở bờ biển Vịnh Bengal nhằm giải quyết những lo ngại về vấn đề nợ nần.

Theo một phân tích của hãng Citi Economics, giá trị của các dự án mới có giá trị lớn của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á – tức các cam kết đầu tư và hợp đồng xây dựng có giá trị trên 100 triệu USD - đã giảm 49,7% trong năm 2018 xuống chỉ còn 19,2 tỷ USD. Đây là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Trong 10 nước thành viên ASEAN, số lượng các dự án lớn của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong nửa sau của năm 2018, với chỉ 12 dự án được ghi nhận với tổng số vốn là 3,9  tỷ USD, giảm đáng kể so với con số 33 dự án có tổng trị giá 22 tỷ USD ở giai đoạn 12 tháng trước đó. Vẫn theo thống kê, giá trị của các dự án tại Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore trong nửa sau của năm 2018 chỉ bằng 1/4 giá trị của năm 2017. Tại một số nước như Thái Lan đã không có dự án nào nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được công bố trong năm qua.

Theo một khảo sát do Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore công bố gần đây, 70% các học giả ở 10 nước ASEAN cho rằng Chính phủ của họ cần phải cẩn trọng trong việc đàm phán các dự án trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm tránh những khoản nợ không bền vững. Học giả ở Malaysia, Philippines và Thái Lan là những người lên tiếng mạnh mẽ nhất về việc này. Ngoài ra, một số ý kiến khác cũng cho rằng các dự án này thiếu các tiêu chuẩn về môi trường, khó thực hiện, thiếu khả năng thương mại và cả những câu  nghi ngờ về vấn đề xung đột lợi ích. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, dù có sự sụt giảm về số lượng cũng như giá trị nhưng sáng kiến của Trung Quốc ở trong khu vực sẽ được định hình lại chứ không phải bị hủy bỏ. “Trung Quốc sẽ nhạy cảm hơn đối với cách tiếp cận của ASEAN”, các nhà phân tích tại Citi cho hay. Ông Thitinan Pongsudhirak - Giám đốc viện An ninh và nghiên cứu quốc tế tại Trường đại học Chulalongkorn ở Thái Lan – thì cho rằng sự sụt giảm các dự án diễn ra đồng thời với việc Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng về thương mại. “Lúc này, họ đang đối mặt với những thách thức trên nhiều mặt trận. Do đó họ cần phải chọn và đưa ra những ưu tiên cần xử lý trước”, ông nói.

Theo ông Pongsudhirak, nếu Trung Quốc muốn lấy lại động lực cho sáng kiến Vành đai và Con đường, họ cần phải có cách tiếp cận mềm mỏng hơn và phù hợp hơn với các đối tác kinh tế đồng thời cũng cần phải ngăn chặn để tránh khả năng cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc có thể làm suy yếu nền kinh tế của mình.

Theo Báo Pháp Luật
Bình luận
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
(Ngày Nay) -  Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, mối quan hệ gắn bó giữa hai nước được xây dựng và không ngừng được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung và như lời Chủ tịch Souphanouvong từng nói “Tình hữu nghị Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm và thơm hơn bông hoa nào thơm nhất”.