Rốc ngôm

[Ngày Nay] - Đến một tuổi nào đó, mọi sự đã trải hoặc chẳng bao giờ có thể trải. Con người ta lại nhớ về quá khứ.
Bữa trước, gọi điện về cho U, tôi hỏi: Dạo này còn rốc ngôm không mẹ? U nói: dăm năm nay làm gì còn con nào ngôm. 
Rốc ngôm

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

(Thơ Trần Đăng Khoa)

(À, rốc là cua đồng, ngôm là ngoi lên, bò lên bờ, quê tôi gọi như vậy). 

Những năm 80, 90 của thế kỷ trước những ngày nắng như Hà Nội mấy hôm vừa rồi cua đồng ở dưới ruộng lúa sẽ bò hết lên bờ, chui vào mấy bụi cỏ, cái ruộng nào chưa cày thì chúng leo lên các gốc rạ mà bám.

Lũ trẻ ở quê thời ấy sẽ đội cái nón rách hoặc thậm chí đầu trần, chân đất buộc cái giỏ vào hông rồi phi một mạch ra cánh đồng... nhặt rốc ngôm.

Công việc khá đơn giản. Chúng tôi đi dọc các bờ ruộng vạch các bụi cỏ ra và tóm từng con cua đồng bỏ vào giỏ. Có khi chả cần vạch, nóng, nên chúng chả còn sức, bò được lên bờ và nằm đó luôn, ai muốn làm gì thì làm. Rốc ngôm thường yếu, bởi chúng bị hong dưới ánh mặt trời lâu, bắt về phải làm ngay, chứ để qua đêm thường có rất ít con còn sống.

Nhưng hồi đó rốc nhiều, bắt non buổi trưa được cả dăm bảy cân. Có khi ăn không hết, cho thì không ai lấy nên đành làm thức ăn cho lợn, gà... 

Mấy chục năm đã qua, nhớ đến buổi trưa ngày đó mà vai vẫn còn nóng rát.

Giờ, ruộng đồng nước trong veo, cua đồng hai chục một lạng... nhưng vẫn mong giá mà lại có rốc ngôm.

Mà ai đã từng đi bắt rốc ngôm giờ hẳn cũng sắp lên ông, thành bà cả rồi.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.