Ngày 17/5/2015, y sĩ Lê Công Danh, trú tại đường Minh Mạng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế cho biết, ông vừa chữa trị, lấy thành công một con sán xơ mít dài hơn 12 mét ký sinh lâu ngày trong ruột một nam bệnh nhân.
Bệnh nhân bị nhiễm sán xơ mít là anh Nguyễn Ngọc T. (34 tuổi, trú tại Ba Lòng, huyện Đak-rông, tỉnh Quảng Trị).
Sán xơ mít 12m lấy từ ruột bệnh nhân T. |
Bệnh nhân T. cho biết, hơn một năm trước anh đã có cảm giác khó chịu ở vùng bụng, ăn không thấy no. Vài tháng trước, anh T. hay bị chứng đau quặn ở bụng hành hạ, nhưng do công việc bận rộn nên chưa có điều kiện chữa trị dứt điểm.
Sán xơ mít nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng như động kinh, mù mắt, liệt, tăng áp lực nội sọ. Theo TS Đặng Thị Cẩm Trạch thuộc Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, có đến hơn 80% bệnh nhân nhiễm sán xơ mít bị tổn thương não, tạo ra các triệu chứng động kinh, mù mắt, liệt, tăng áp lực nội sọ và nhiều trường hợp tử vong do tụt não.
Người nhiễm sán xơ mít sẽ thỉnh thoảng phát hiện trong đũng quần hay trong chăn, nệm những vật lạ màu trăng trắng. Những đốt sán xơ mít sau khi chui ra khỏi cơ thể người nhiễm sẽ khô dần và vỡ tung. Từ đó, hàng triệu trứng (trong một đốt sán chứa hơn 1 triệu trứng) sán sẽ bay tung tóe và bám khắp nhà chờ cơ hội sinh sôi nảy nở. Một người chưa nhiễm chỉ cần bước vào nhà, tình cờ chạm một bề mặt nào đó có trứng sán, chúng sẽ bám vào người, vào tay và chờ dịp xông vào miệng. Vậy là cả nhà bị nhiễm vì tất cả quần áo, vật dụng, thức ăn để trong nhà đều có nguy cơ nhiễm trứng sán.
Vòng đời sán xơ mít thông thường vào khoảng 2 tháng. Đến thời điểm sán xơ mít chết, chúng sẽ tự trôi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trứng sán xơ mít vẫn còn đầy rẫy trong ruột người nhiễm và chúng lại sinh sôi nảy nở.
Trước đây trong dân gian thường có phương pháp trục sán xơ mít bằng nước sắc hạt cau (hạt cau dùng ăn trầu). Phương pháp này cũng hiệu quả bước đầu vì trong cau có một hoạt chất khiến sán xơ mít không chịu được. Tuy nhiên, trứng sán vẫn còn và một thời gian sau lại tái nhiễm.
Phương thức lây lan trứng sán phát tán khiến nhiều người không ngờ mình bị nhiễm sán xơ mít. Trên thực tế, sán xơ mít không từ bất kì người nào. Tuy nhiên, nếu như những triệu chứng ở trẻ em như bụng to, xanh xao, ăn nhiều và gầy ốm rất dễ phát hiện thì ở người lớn không dễ chút nào.
Để loại sán xơ mít khỏi cơ thể người nhiễm, kể cả trứng sán sơ mít, phải dùng đến thuốc điều trị đặc hiệu sán dải Praziquantel. Tất cả các loại thuốc xổ giun thông thường như Fugacar (hay Menbendazon) đều không tác dụng với sán xơ mít. Riêng vấn đề diệt trứng sán xơ mít tại nhà để tránh nguy cơ tái nhiễm mới là chuyện “đau đầu”.
Cho đến nay vẫn chưa có loại hóa nhất nào diệt được trứng sán xơ mít bên ngoài môi trường, dù trứng nhỏ li ti mắt thường không nhìn thấy nhưng chúng có khả năng chịu đựng rất cao.
Cách duy nhất diệt chúng là trụng nước sôi 10 phút. Do vậy, muốn tận diệt nguy cơ tái nhiễm sán xơ mít thì cả gia đình người nhiễm bệnh phải trụng nước sôi tất cả đồi dùng sinh hoạt như quần áo, ly tách, chén bát... sau khi giặt, rửa thật sạch. Đây là một việc khó khăn chứ không hề đơn giản. Đồng thời, trước khi ăn uống, mọi người phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng, hạn chế ăn thức ăn tái hay rau sống (loại rau tưới nước phân chuồng nhiễm rất nhiều trứng sán xơ mít).
Hoàng Thúy (t/h)
>>>Xem thêm:
Điểm danh những thực phẩm giúp bạn có trái tim khỏe mạnh