Sao cứ phải là đại học!

Những ngày tuyển sinh vừa qua, chuyện học sinh và phụ huynh nộp-rút hồ sơ, đăng ký nguyện vọng tới bốn ngành khác nhau của cùng một trường phải chăng đang phản ánh việc cố chen chân vào đại học (ĐH) bằng mọi giá. Nhiều học sinh đã bỏ qua sở thích, khả năng của mình và không còn tính đến nhu cầu nhân lực xã hội. Hậu quả, khi ra trường, lại gia tăng áp lực thất nghiệp.
Sao cứ phải là đại học!

Những lựa chọn tức thời

Hoàng Thu Huệ đã đeo đuổi giấc mơ học ngành bác sĩ đa khoa từ những ngày còn ngồi ghế nhà trường phổ thông, nhưng trước sự thay đổi về quy chế tuyển sinh, tính cạnh tranh cao và khó đoán được điểm chuẩn chính xác khi lượng thí sinh đăng ký đông nên đành từ bỏ đam mê, chuyển sang ngành học khác thuộc trường top dưới. Đấy là một phần của bức tranh chung hỗn loạn diễn ra vừa rồi ở các trường ĐH, thí sinh nháo nhào rút - nộp hồ sơ và không còn đủ tự tin để cân nhắc xem ngành học, bậc học mà mình nhắm đến có hợp với năng lực, sở trường của mình hay không.

Sao cứ phải là đại học! - anh 1

Học đại học có phải là lựa chọn duy nhất? (Ảnh minh họa)

Sở dĩ, Huệ chọn sự an toàn là để chắc chắn có một tấm vé vào ĐH đáp ứng mong mỏi của cha mẹ và bản thân cũng yên tâm, vì ra trường sẽ có tấm bằng cử nhân. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, nhiều thí sinh cũng bộc bạch rằng với cách tuyển sinh mới áp dụng năm nay, thay vì cân nhắc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai phù hợp đam mê, sở trường, nhiều thí sinh chỉ mong muốn tìm được chiếc phao may mắn đậu ĐH ngay ở nguyện vọng một, thay vì rớt do đặt hy vọng quá cao.

Một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp đánh giá, nhìn thí sinh lao vào cơn lốc “nộp - rút - nộp” hồ sơ như vừa qua mà không tính đến năng lực, đam mê, sở trường, chúng ta không thể không lo ngại. Do áp lực phải đỗ ĐH quá lớn cộng thêm sự hoang mang vì thiếu thông tin, không biết rõ điểm chuẩn tuyển sinh của các trường nên nhiều thí sinh rối trí, không còn tỉnh táo để lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp. Thậm chí, nhiều em sợ trượt ĐH nên cũng sớm từ bỏ đam mê ngành học yêu thích.

Tương tự, nhiều phụ huynh cũng đau đầu trước “mớ bòng bong” nguyện vọng chọn trường cho con như thế nào để có được một suất học ĐH. Có thể nói cơn sốt vào ĐH năm nay căng thẳng và quyết liệt hơn những năm trước bởi sự thay đổi đột ngột và phát sinh nhiều bất cập trong quy chế tuyển sinh. Ngay cả những thí sinh có điểm cao cũng không dám tự tin chọn nghề mình yêu thích. Và một khi thí sinh không xác định được mục đích của bản thân, chọn nghề hướng nghiệp theo cảm tính, thậm chí không biết rõ ngành mình theo đuổi có phù hợp nhu cầu của xã hội trong 4 hay 5 năm tới thì xã hội sẽ đón nhận thêm đội quân cử nhân thất nghiệp. Đó là cảnh báo của các chuyên gia về lao động.

Cần tỉnh táo để chọn ngành nghề

Ngay trong đợt nhận hồ sơ xét tuyển năm học 2015-2016, một số trường cao đẳng nghề đã nhận được nhiều hồ sơ của thí sinh có số điểm khá cao trong kỳ thi THPT quốc gia. Số học sinh này hoàn toàn có thể chen chân vào ĐH nhưng đã ngược dòng, quay lại học nghề, bổ sung kỹ năng thực hành để dễ tìm kiếm cơ hội việc làm.

Bạn Vũ Hoàng Hải (23 điểm khối C) đã nộp hồ sơ vào Trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên chia sẻ, năm lớp 10 em vẫn có ý nghĩ sẽ vào ĐH, nhưng tới đầu năm lớp 12 lại quyết tâm theo học nghề. “Ban đầu em định chỉ thi để xét tốt nghiệp, sau bố mẹ khuyên học 12 năm thì nên đi thi ĐH để thử sức. Khi biết đạt 23 điểm, bạn bè, thầy cô đều khuyên nên học ĐH. Thấy em từ chối, ai cũng tiếc. Tuy nhiên, em biết bản thân nên làm gì và không hề hối hận”, Hải chia sẻ.

Lý giải việc chọn học nghề, Hải cho biết do hiện nay số sinh viên ra trường không có việc làm, hoặc làm trái ngành nghề rất nhiều. Là con đầu trong gia đình có hai anh em, bố mẹ làm ruộng và đi phụ hồ, cuộc sống vất vả nên Hải muốn học gần nhà để có thể đỡ đần bố mẹ. “Hơn nữa suy cho cùng học ngành gì thì mục đích cũng là có việc làm, nuôi sống bản thân và gia đình, góp sức cho sự phát triển của xã hội”, tân học viên ngành kỹ thuật điện Trường cao đẳng nghề Hưng Yên, giải thích.

Cùng suy nghĩ, Nguyễn Như Mai và Lê Trọng Khởi, học sinh Trường THPT Thanh Hà, Hải Dương đã chọn trường nghề. Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua Mai đạt 20,25 điểm khối A, Khởi đạt 22,25 khối A. Khi biết kết quả, Mai đã quyết định nộp hồ sơ vào Trường cao đẳng Dược T.Ư Hải Dương. Với Khởi, sau khi nộp hồ sơ vào một trường quân sự nhưng không đậu, em đã nộp vào ngành bào chế thuốc của Trường cao đẳng Dược T.Ư Hải Dương.

Mai cho rằng, ĐH hay trường nghề không quan trọng, điều quan trọng nhất là sau này ra trường có việc làm. Khi được 20 điểm, thầy cô và bạn bè đã tìm cho một số trường ĐH ở miền trung như Huế, Đà Nẵng để nộp hồ sơ. Mai xúc động cảm ơn mọi người và giải thích bố mẹ đã già, bản thân là con út muốn học ra nhanh chóng có việc làm phụ giúp gia đình.

Theo các chuyên gia, bằng ĐH không phải là thước đo để xin việc làm và có thu nhập như mong muốn. Trước thực tế cạnh tranh về việc làm cao, doanh nghiệp (DN) có nhiều cơ hội lựa chọn ứng viên sáng giá, biết làm việc thực thụ, chứ không chỉ cần bằng cấp cao.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, hiện nay, hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, trung cấp nghề luôn rộng cửa với rất nhiều ngành nghề mà nhu cầu tuyển dụng cao như du lịch, thiết kế, hàn, cơ điện tử, điện - điện tử... với mức lương khởi điểm là từ năm triệu đồng trở lên. Có nhiều DN còn trả thu nhập cao hơn tùy vào tay nghề, ngoại ngữ và thái độ làm việc của các ứng viên. “Như vậy, đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức bốn năm ở ĐH trong khi sinh viên đó không yêu thích việc học, không say mê với ngành nghề đã chọn và khả năng học cũng rất trầy trật thì có nên chăng?”, ông Minh so sánh.

Đúng năng lực, sở trường sẽ thành công

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Học ĐH cũng là một cách, nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều đường đi khác, cánh cửa khác mở tới tương lai. Thị trường lao động đang theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, theo đó DN cần kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc chứ không đặt nặng bằng cấp. Do đó, trượt ĐH thì có thể học CĐ, trung cấp, nghề. Miễn là bạn phải thật sự giỏi ở nghề mình lựa chọn”.

Theo báo cáo nhu cầu nhân lực tại thành phố kinh tế đầu tàu của cả nước thì đến năm 2030 nhu cầu lao động trình độ ĐH trở lên chỉ chiếm hơn 16%. Vậy, tại sao cứ phải đổ xô vào ĐH?

Ông Tuấn cho biết, hằng năm tại khu vực TP Hồ Chí Minh cần khoảng 270.000 vị trí việc làm. Trong đó, trình độ ĐH chỉ chiếm 12%, CĐ 13% và trung cấp lên tới 35%. “Phụ huynh cần tin tưởng, động viên và tạo điều kiện cho con chọn một đường đi phù hợp với năng lực bản thân và gia đình. Mục tiêu của việc đi học cuối cùng cũng chỉ để tốt nghiệp có việc làm, dù đó là bậc ĐH hay trung cấp. Thị trường lao động rộng mở, Cộng đồng ASEAN thành lập tạo nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao ở mọi trình độ, nhưng cần nhất vẫn là lực lượng lao động có tay nghề”, ông Tuấn thông tin thêm.

NGƯT, Thạc sĩ Nghiêm Viết Hoàng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên chia sẻ, hiện nay DN thì vất vả kiếm thợ lành nghề trong khi hàng chục nghìn cử nhân/kỹ sư ra trường lâm vào cảnh không có việc làm. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ ra trường sau một thời gian xin việc không được đành ngậm ngùi cất bằng để nhận các công việc phổ thông với mức lương chỉ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó công nhân lành nghề ngành cơ khí, chế biến có tay nghề cao có thể đạt mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang ngày càng gay gắt trên cả nước. Việc đó không chỉ gây lãng phí tiền bạc và thời gian của gia đình, xã hội mà còn tác động tiêu cực tới sự phát triển của xã hội.

Đã đến lúc cần thay đổi từ tư duy hình thức sang tư duy cung cầu phù hợp sự vận động và phát triển của xã hội. Câu hỏi “Có nên học ĐH hay không?” không có câu trả lời chung cho tất cả, vì còn phụ thuộc năng lực, hoàn cảnh gia đình. Nếu thí sinh có năng lực tốt thì vẫn nên thi ĐH, còn không thì nên học nghề để vừa học, vừa làm.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Cập nhật chỉ tiêu hơn 150 trường đến 29/8

- Thông tin xét tuyển nguyện vọng bổ sung ĐH, CĐ 2015

- Sẽ điều chỉnh lại nhiều khâu trong xét tuyển

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: