Sao Hỏa - đấu trường mới cho cuộc đối đầu Mỹ-Trung

(Ngày Nay) - Sao Hỏa là đấu trường mới nhất trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, khi cả hai nước đều phóng tàu thăm dò lên "hành tinh đỏ' trong tháng này.
Tên lửa Trường Chinh 5 được sử dụng cho vụ phóng tàu thăm dò Tianwen-1. Ảnh: AFP
Tên lửa Trường Chinh 5 được sử dụng cho vụ phóng tàu thăm dò Tianwen-1. Ảnh: AFP

Hai năm sau khi các con tàu thăm dò cuối cùng hạ cánh trên Sao Hỏa, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang triển khai các sứ mệnh mới trong tháng này và biến Sao Hỏa trở thành mặt trận mới trong cuộc chạy đua khẳng định vị thế giữa hai cường quốc này.

Hôm thứ Năm, tàu thăm dò Tianwen-1 của Trung Quốc đã được phóng lên vũ trụ từ đảo Hải Nam. Trong khi đó, chiếc rover Perseverance của NASA dự kiến sẽ được phóng vào ngày 30/7. Cả hai tàu thăm dò dự kiến sẽ tới Sao Hỏa vào tháng 2 năm 2021.

Chiếc xe tự hành Perseverance sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm ra sự sống tiềm năng trên Sao Hỏa. Rover này được trang bị một mũi khoan có thể được sử dụng để thu thập các mẫu lõi từ đá dùng trong các thí nghiệm.

Nếu thành công, Perseverance sẽ là thiết bị thăm dò thứ 7 mà NASA đưa lên Sao Hỏa. Rover Curiosity, đã hạ cánh lên "hành tinh đỏ" vào năm 2012, vẫn đang gửi lại dữ liệu về Trái đất từ bề mặt của Sao Hỏa.

Sao Hỏa - đấu trường mới cho cuộc đối đầu Mỹ-Trung ảnh 1

Xe tự hành Perseverance của NASA sẽ đổ bộ lên bề mặt Sao Hỏa vào năm 2021.

Tianwen-1 là sứ mệnh thăm dò đầu tiên của Trung Quốc trên sao Hỏa. Tàu thăm dò này sẽ quay quanh hành tinh trước khi hạ cánh lên bề mặt, với hy vọng nó có thể thu thập thông tin quan trọng về đất, cấu trúc địa chất, môi trường, khí quyển và tìm kiếm dấu hiệu của nước.

Nhóm khoa học đứng sau dự án Tianwen-1 cho biết tàu thăm dò "sẽ đi vào quỹ đạo Sao Hỏa, hạ cánh và đáp xe tự hành rover xuống trong lần thử đầu tiên và phối hợp quan sát với một thiết bị vũ trụ."

"Nếu thành công, đây sẽ một bước đột phá kỹ thuật lớn", nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết.

Cuộc đua không gian

Năm 2020 chứng kiến một cuộc chạy đua "tam mã" lên Sao Hỏa, ngoài Mỹ và Trung Quốc thì Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là quốc gia thứ ba phóng tàu thăm dò lên "hành tinh đỏ".

Tàu Hope đã được phóng hôm Chủ nhật tuần trước và là sứ mệnh liên hành tinh đầu tiên của thế giới Ả Rập.

Dù là những sứ mệnh khoa học, nhưng cuộc chạy đua vào không gian của nhân loại lại được thôi thúc bởi các cuộc đối đầu chính trị.

Các sứ mệnh ban đầu của NASA, đặc biệt là cuộc đổ bộ lịch sử của con người lên Mặt trăng vào năm 1969, nhằm gỡ thể diện của Mỹ trước sự kiện Liên Xô đưa phi hành gia Yuri Gagarin lên không gian vào năm 1961.

Trung Quốc dù xuất phát muộn trong cuộc đua nhưng trong vài thập kỷ qua đã đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc và việc đưa phi hành gia lên Sao Hỏa sẽ là bước ngoặt đưa nền khoa học vũ trụ của nước này lên vị trí hàng đầu thế giới.

Nhưng có một lý do là kể từ năm 1972, mọi hoạt động thám hiểm không gian đã được thực hiện bởi robot. Không chỉ rẻ hơn, robot và xe tự hành còn tồn tại lâu hơn và bền hơn bởi không quốc gia nào muốn có phi hành gia đầu tiên tử vong ngoài vũ trụ.

Với điều kiện khí quyển trên Sao Hỏa, việc đưa con người lên đó gần như là bất khả thi.

Nhưng điều này đã không ngăn được các chính trị gia mơ ước về việc chinh phục "hành tinh đỏ''. Đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ủy quyền cho NASA "thực hiện một chương trình thám hiểm không gian sáng tạo để đưa các phi hành gia Mỹ trở lại Mặt Trăng, và cuối cùng là Sao Hỏa".

Về phần mình, Bắc Kinh nhận thức rõ về danh tiếng nếu vượt mặt Mỹ trong sứ mệnh Sao Hỏa và đặt tham vọng sẽ đưa con người lên "hành tinh đỏ".

Các dự án không gian đã được chính phủ Trung Quốc liệt kê trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của mình như một ưu tiên nghiên cứu, đặc biệt là các chuyến thám hiểm không gian sâu và tàu vũ trụ trên quỹ đạo.

Cũng như nhiệm vụ trên Sao Hỏa, Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch phóng một trạm vũ trụ vào năm 2022 và đang xem xét việc gửi một tàu thăm dò có người lái lên Mặt trăng vào những năm 2030.

"Mục tiêu chung của chúng tôi là vào khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ là một trong những cường quốc vũ trụ lớn của thế giới", ông Wu Yanhua, phó giám đốc của Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc, cho biết vào năm 2016.

Theo CNN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.