Viễn cảnh chinh phục Sao Hỏa khi nào thành hiện thực?

(Ngày Nay) - Máy móc đã đặt chân lên Sao Hỏa từ những năm 1970, thế nhưng câu hỏi cho việc khi nào tới lượt nhân loại chinh phục "Hành tỉnh Đỏ" vẫn chưa được giải đáp.
Viễn cảnh chinh phục Sao Hỏa khi nào thành hiện thực?

Các chuyên gia vũ trụ tin rằng những thách thức kỹ thuật cho cuộc đổ bộ gần như đã được giải quyết, nhưng những vấn đề hậu trường, chính trị khiến các sứ mệnh đổ bộ lên Sao Hỏa luôn trong tình trạng "nâng lên đặt xuống".

Artemis - chương trình thám hiểm mới nhất của Nasa, dự tính sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 và sử dụng kinh nghiệm thu được để chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Sao Hỏa.
Kể từ khi NASA được thành lập vào năm 1958, người Mỹ đã luôn đặt tham vọng chinh phục Sao Hỏa, tuy nhiên điểm đến xa nhất mới chỉ dừng lại ở Mặt trăng.

Vào mùa xuân năm 1990, Tổng thống George Bush đã tuyên bố sẽ đưa phi hành gia lên Sao Hỏa trước ngày 20/7 năm 2019, kỷ niệm 50 năm ngày sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên của nhân loại.

"Tôi đã thấy 10.000 biểu đồ, đề xuất và các ý tưởng khác nhau về cách chinh phục Sao Hỏa", G. Scott Hubbard,  cựu quan chức cấp cao của NASA, cho biết. "Nhưng không có gì đảm bảo những ý tưởng này sẽ được hiện thực hóa".

Theo ước tính, một nhiệm vụ đổ bộ và khám phá Sao Hỏa có thể kéo dài từ 2-3 năm.

Hiện tại, mới chỉ có hai công ty công nghệ là SpaceX (của tỷ phú Elon Musk) và Blue Origin (của Jeff Bezos) đang chế tạo những tên lửa hạng nặng có khả năng gửi hàng chục tấn hàng hóa tới Sao Hỏa.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Đã 20 năm kể từ khi phi hành gia đầu tiên được cử lên làm nhiệm vụ tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), những lo ngại về nguy cơ tiếp xúc quá lâu với bức xạ mặt trời cùng chứng teo cơ do sống trong môi trường không trọng lượng đã được loại bỏ.

Thế nhưng không phải là không có trở ngại chờ đợi các phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa.

Một ngày trên sao Hỏa dài hơn trên Trái Đất khoảng 39 phút và ngày ngắn hơn vào mùa đông và dài hơn vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Sao Hỏa là -63 độ C, tuy nhiên điều này có thể khắc phục nhờ bộ đồ bảo hộ phi hành gia.

Dan Buckland, một kỹ sư và bác sĩ cấp cứu tại Đại học Duke, người đang phát triển một kim tiêm tĩnh mạch robot với sự hỗ trợ của NASA, cho biết các triệu chứng như tiêu chảy, sỏi thận và viêm ruột thừa thường có thể điều trị được, ngoại trừ 30% các trường hợp viêm ruột thừa phải phẫu thuật và do đó có thể gây tử vong.

Với sự sàng lọc rộng rãi về di truyền học và lịch sử gia đình của các phi hành gia, NASA có thể giảm đáng kể khả năng có một thành viên phi hành đoàn mắc ung thư trong suốt nhiệm vụ kéo dài 3 năm.

Một vấn đề lớn sẽ là bảo vệ môi trường sống và phương tiện đi lại khỏi sự tàn phá của bụi mịn bao phủ bề mặt hành tinh.

"Bão bụi là một thách thức chính cho các sứ mệnh đổ bộ và nghiên cứu Sao Hỏa", Robert Howard thuộc Trung tâm Johnson thuộc NASA cho biết.

Những cơn bão bụi trên khắp hành tinh này có thể che đi ánh sáng Mặt trời trong nhiều tháng, khiến các tấm pin mặt trời trở nên vô dụng.

Do đó, lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ sẽ trở nên cần thiết. Năm 2018, Nasa và Bộ Năng lượng Mỹ đã hoàn thành Dự án Kilopower.

Cuối cùng, mục tiêu sẽ là sản xuất vật liệu ngay trên Sao Hỏa bằng cách sử dụng các tài nguyên khác và máy in 3D.

Thuộc địa của Trái đất


Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã đề xuất xây dựng một thuộc địa trên Sao Hỏa, với chuyến thám hiểm đầu tiên sẽ xây dựng một nhà máy chuyển đổi nước và khí carbon dioxide của sao Hỏa từ khí quyển thành nhiên liệu oxy và metan.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận với ý tưởng này.

"Đủ thứ vô nghĩa!" chuyên gia Michel Viso từ CNES, cơ quan vũ trụ của Pháp cho biết. "Chúng ta đang có một hành tinh tuyệt vời với bầu khí quyển, với oxy, với nước ... Bạn không có quyền đánh lừa mọi người nghĩ rằng chúng ta sẽ có một nền văn minh trên Sao Hỏa. "

Cho dù loài người thiết lập các thuộc địa hay căn cứ vĩnh viễn, trở ngại quan trọng nhất, cho sự hiện diện lâu dài của con người trên Sao Hỏa, sẽ là thuyết phục mọi người chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn so với Mặt trăng hay ISS, kỹ sư Dan Buckland lập luận.

Theo AFP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.