Chủ thể của sinh mệnh, sau khi cơ thể đã chết đi, được gọi là vong linh (linh hồn). Còn trong dân gian người ta thường có quan niệm rằng con người sau khi chết chính là ma, và mãi mãi sẽ là ma, nhưng trong Phật giáo chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận quan niệm như vậy, nếu không thì chúng ta cũng không thể nào nhắc đến hai chữ siêu độ.
Phật giáo nhìn nhận rằng thế giới phàm của chúng sinh, bao gồm có 6 ngả đó là : thiên, người, Atula, quỷ, bàng sanh ( như bò, ngựa, kiến, muỗi và các động vật khác) và địa ngục, trong 6 ngả này thì cứ được sinh ra rồi lại chết đi, chết đi rồi lại sinh ra, được gọi là 6 ngả luân hồi, vì vậy mà sau khi người ta chết đi thì sẽ có 1/6 khả năng có thể sẽ trở thành ma quỷ. Phật giáo có thể khiến con người giải thoát và siêu xuất khỏi vòng sinh tử của luân hồi, đó cũng chính là điều người ta gọi là siêu độ.
Nhưng thường sau khi chết, ngoài những người cực kỳ tàn ác ngay lập tức bị hạ xuống địa ngục, thì những người cực kỳ tốt cũng sẽ được lên thiên giới, còn đối với những người bình thường không đủ uy đức thì sẽ chuyển sinh ngay. Linh hồn mà chưa chuyển sinh thì không phải là ma, mà trong Phật giáo gọi là “thân hữu trung ” hay tên “thân âm trung”, đó là một loại cơ thể đang trong quá trình đợi tái sinh sau khi chết, nhiều người thường nhầm lẫn gọi là những người âm này là hồn ma, trên thực tế, nó là một loại linh khí tồn tại mà gắn liền với lượng rất ít chất khí của cơ thể, chứ không phải hồn ma.
Khoảng thời gian mang thân âm thông thường là 49 ngày, ở trong giai đoạn này mà chờ đợi cơ duyên chuyển sinh thành thục. Vì vậy, trong giai đoạn bảy lần bảy ngày này của người chết nếu những người thân và bạn bè của họ mà làm những việc Phật sự tốt thì sẽ đem lại một tác dụng rất lớn. Giả dụ đem những tài vật mà người mới qua đời yêu thích cung cấp và cúng dường cho Phật giáo, cứu trợ những người bệnh tật nghèo đói, hơn nữa cũng nói thêm rằng nó là để tích công đức nhất định cho người đã khuất để họ có thể siêu sinh, người chết vì thế mà có thể được sinh ra ở một nơi tốt hơn.
Vì vậy, Phật giáo có chủ trương siêu độ vong linh, tốt nhất là trong khoảng thời gian bảy lần bảy ngày. Nếu qua khoảng giai đoạn này mà làm những việc Phật sự, thì tất nhiên nó vẫn hữu ích, nhưng nó chỉ giúp tăng phúc phận của họ, chứ không thể thay đổi nơi mà họ chuyển sinh.
Giả thử có người lúc sống làm nhiều điều ác, và kiếp sau điều đón chờ họ là phải đầu thai làm bò hay lợn, trong vòng 49 ngày khi người này qua đời, nếu như thân quyến trong gia đình hoặc bạn bè của người chết vì họ mà làm nhiều việc Phật sự, đồng thời cũng chính trong giai đoạn chờ đợi này còn giúp họ có thể nghe được những lời tụng kinh của các nhà sư, qua đó mà biết được một số Pháp lý, cảm thấy ăn năn và lập tức chuyển tâm hướng thiện, thì họ có thể được miễn thành bò hay lợn mà tái sinh thành người; Nếu như họ đã được sinh ra trong bầy lợn hay đàn bò, mà sau đó vì anh ta làm nhiều việc tốt trong Phật giáo, nó chỉ có thể cải thiện điều kiện sống của con bò hoặc lợn, vì đó mà có một chế độ ăn phong phú, không bị làm việc cực khổ, và thậm chí làm giảm nỗi đau bị giết do dao, được người phóng sinh. Nếu như được sinh ra trong nhân gian, thì họ sẽ có được sức khỏe tốt, gia đình và bạn bè yêu mến, sự nghiệp thành công thuận lợi. Nếu như được siêu thoát đến tây phương cực lạc, thì việc đó còn có thể khiến cho lớp hoa sen của họ tăng cao, sớm ngày trở thành một vị Phật.
Tất cả của cải, danh vọng, địa vị, tất cả đều là biểu hiện bên ngoài. Đức hạnh mới là cơ bản, “hậu đức tái vật” câu nói này quả là một chút cũng không sai. Tại sao, sau khi tìm hiểu văn hóa truyền thống Trung Quốc lại có thể dễ dàng đạt đến sự giàu có? Bởi vì nhiều đức thì mới có thể chuyển thành nhiều vật chất, thiên kim tài phú ắt phải là thiên kim nhân vật.
Tóm lại, từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ trong dân gian hay chùa chiền tu viện cũng vậy, đều có những người đang tu hành, tu luyện thực sự. Và nếu quả thực có thể tu luyện viên mãn thành công, tam giới sẽ không cách nào dung nạp được bạn và bạn đã siêu thoát khỏi nó rồi. Có được quả vị, hay có thể trở thành thần, Phật hay Đạo, không còn phải chịu trong vòng khổ đau của luân hồi, đây là một mục tiêu mà chúng ta nên theo đuổi. Chúng ta không thể lãng phí đời người, mà phải cố gắng tìm lại bản chất chân thật của chính mình, đó mới chính là đạo lý làm người!