Singapore đặt mục tiêu chinh phục thị trường robot công nghiệp quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các công ty khởi nghiệp về robot của Singapore, từ sản xuất máy lau sàn tự động đến robot tự động hóa kho hàng, đang mở rộng quy mô sản xuất, nghiên cứu khai thác thị trường châu Á và hơn thế nữa, đang hướng đến các công ty mong muốn giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.
Singapore đặt mục tiêu chinh phục thị trường robot công nghiệp quốc tế

Lionsbot, công ty chuyên sản xuất robot lau dọn, đã khánh thành một nhà máy mới tại quận Kranji phía bắc Singapore vào tháng 4 với khoản đầu tư 12 triệu đô la Singapore (8,8 triệu đô la Mỹ), mở rộng sản xuất lên 4.000 sản phẩm mỗi năm, gấp khoảng 5 lần công suất của địa điểm sản xuất trước đó. Công ty cho biết đây là nhà máy sản xuất robot vệ sinh lớn nhất Đông Nam Á với hy vọng đẩy nhanh quá trình mở rộng quy mô toàn cầu.

Trong buổi lễ khai trương diễn ra vào tháng 4, CEO Dylan Ng phát biểu: “Nhà máy mới sẽ giúp chúng tôi mở rộng dấu ấn toàn cầu”.

Ngoài các thị trường châu Á như Singapore và Nhật Bản, công ty còn phân phối sản phẩm tại Mỹ và châu Âu, nơi họ thành lập các chi nhánh địa phương vào năm ngoái. Ông Ng bày tỏ hy vọng Lionsbot có thể bán ra 2.000 sản phẩm trong năm nay, đạt ít nhất 30 triệu đô la Mỹ, gấp đôi doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái.

Được thành lập vào năm 2018, Lionsbot sản xuất robot lau dọn tự động dành cho văn phòng, khu thương mại và khu công nghiệp quy mô lớn như sân bay, nhà kho, bảo tàng và bệnh viện. Hãng cung cấp 4 mẫu robot với giá bán giao động từ 25.000 đến 90.000 đô la Mỹ. Mẫu nhỏ gọn hơn, R3 Scrub, có chiều cao 81 cm, chiều dài 60 cm, rộng 45 cm và nặng 60 kg.

Công ty này đã tự thiết kế robot với sự hợp tác của Giáo sư Mohan Rajesh Elara từ Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore. Robot của Lionsbot trang bị cảm biến có độ chính xác cao và hệ thống AI, được thiết lập để làm sạch những khu vực khó tiếp cận, chỉ cần giám sát từ xa. Nhân viên vệ sinh có thể dùng ứng dụng trên di động để điều khiển cả đội robot trên nhiều tầng, nhận báo cáo tiến độ theo thời gian thực.

Cùng các trung tâm khởi nghiệp khác ở Đông Nam Á, Singapore nổi tiếng với các dịch vụ tiêu dùng kỹ thuật số. Tuy nhiên, quốc đảo này hiện đang tập trung phát triển các công ty công nghệ tiên tiến, hợp tác với các nhà nghiên cứu và trường đại học địa phương, với mục tiêu biến Singapore thành trung tâm của ngành công nghiệp robot, thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

Kể từ năm 2016, chương trình robot quốc gia tại Singapore đã bắt đầu đầu tư 450 triệu đô la Singapore vào hơn 450 dự án. Vào tháng 3, chính phủ nước này tuyên bố sẽ đầu tư thêm 60 triệu đô la Singapore nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp áp dụng robot rộng rãi hơn và hỗ trợ các công ty tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

Eureka Robotics, một công ty khởi nghiệp khác của Singapore cũng đang hướng đến thị trường toàn cầu. Vào tháng 4 vừa qua, công ty đã công bố dự án hợp tác với chi nhánh đầu tư mạo hiểm của Bridgestone, nhà sản xuất lốp xe hàng đầu Nhật Bản để phát triển cánh tay robot.

Khác với Lionsbot tập trung vào phần cứng, Eureka Robotics là sản phẩm trí tuệ từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, chuyên về bộ điều khiển thông minh sử dụng AI để tự động hóa các nhiệm vụ công nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao, chẳng hạn như nhặt các vật thể dễ vỡ như thấu kính quang học hoặc linh kiện điện tử.

Điểm mạnh của Eureka nằm ở phần mềm cốt lõi và công nghệ AI có khả năng kết nối nhiều loại cánh tay robot khác nhau ngay cả khi chúng không cùng một nhà sản xuất, bằng cách sử dụng camera 3D và cảm biến để thực hiện nhiệm vụ chuyên biệt.

"Chúng tôi cung cấp 'bộ não' và 'đôi mắt' cho cánh tay robot," CEO Pham Quang Cuong chia sẻ. "Chiến lược của chúng tôi là hợp tác với các nhà sản xuất phần cứng và bán chúng dưới dạng hệ thống tích hợp cho các công ty khác."

Trong lĩnh vực phần cứng robot, Trung Quốc đang là “ông lớn” với đội ngũ robot công nghiệp lớn nhất thế giới, tận dụng lợi thế quy mô giúp giảm giá thành sản phẩm. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, năm 2022, Trung Quốc chiếm 52% trong số 500.000 robot công nghiệp mới được lắp đặt toàn cầu.

Hai Robotics, một công ty khởi nghiệp khác chuyên về robot sân bãi có trụ sở tại Thâm Quyến là một ví dụ điển hình cho tham vọng mở rộng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, nơi thị trường thương mại điện tử và logistics đang bùng nổ. Gần đây, công ty này đã khai trương trụ sở mới có diện tích gấp đôi văn phòng cũ tại Singapore.

Được thành lập năm 2016, danh sách khách hàng của Hai Robotics bao gồm Geely (Trung Quốc), LG (Hàn Quốc), GE (Mỹ) và Maersk (Đan Mạch). Chỉ riêng tại Đông Nam Á, vào năm ngoái Hai Robotics đã nhận được khoảng 20 đến 30 đơn đặt hàng cho dự án mới từ các công ty địa phương và đa quốc gia nhằm tự động hóa khâu xử lý bưu kiện. Tại một sự kiện gần đây, Nathan Zeng, người đứng đầu thị trường khu vực của công ty chia sẻ công ty đang tìm cách tăng gấp đôi số lượng dự án mới trong năm nay.

Tuy nhiên, để cạnh tranh với Trung Quốc về giá thành, các công ty robot Singapore hướng đến các thị trường phát triển hơn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, nơi nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng do chi phí nhân công đắt đỏ và thiếu hụt lao động.

"Ở những nơi như Mỹ, một số khách hàng rất quan tâm đến vấn đề rò rỉ dữ liệu, và đó là lợi thế của chúng tôi," ông Ng, Giám đốc điều hành Lionsbot, cho biết. "Robot do Singapore sản xuất có lợi thế về độ tin cậy vì ngày càng nhiều quốc gia ưu tiên bảo mật dữ liệu và an ninh mạng.

Chuỗi cung ứng và chi phí thấp của Trung Quốc đã tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường. "Rất khó để cạnh tranh với họ bằng cách sao chép toàn bộ cách thức hoạt động" CEO Eureka Pham Quang Cuong chia sẻ. "Công nghệ AI độc quyền của chúng tôi chính là điểm khác biệt giúp Eureka tạo nên đột phá."

Theo các nhà quan sát ngành, mở rộng thị trường ra nước ngoài là bước đi then chốt cho các công ty khởi nghiệp như Lionsbot và Eureka.

Kiran Mysore, đối tác chính tại Đại học Tokyo Edge Capital Partners (UTEC), cho biết Singapore đóng vai trò là "sân thử nghiệm lý tưởng" để tinh chỉnh và hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường vẫn là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô.

Ông Mysore chia sẻ: "Các nhà khởi nghiệp Singapore có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác với các nhà sản xuất Nhật Bản, những đơn vị đã có chỗ đứng vững chắc tại Đông Nam Á. Hơn nữa, họ cũng có tiềm năng mở rộng sang thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới."

Theo Nikkei Asia
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
(Ngày Nay) - Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/9, tăng trưởng việc làm của nước này trong tháng 8/2024 thấp hơn kỳ vọng, song tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,2% cho thấy thị trường lao động đang chậm lại một cách ổn định, làm gia tăng khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ liên bang (Fed) .
Tám tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1,4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8
(Ngày Nay) - Trong tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Xây dựng cơ chế khai thác hiệu quả biệt thự công tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mặc dù được quan tâm nhưng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa.