Sinh viên gen Z ám ảnh với tìm việc lương cao

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một bức ảnh hài hước được đăng tải trên ứng dụng Sidechat với một chiếc đầu và dòng chữ “Tôi phải trở nên giàu có” cùng caption “Sinh viên năm nhất khi mới lên Đại học được 0.02 giây” đã tóm tắt tâm lý chung của nhiều sinh viên thuộc thế hệ gen Z hiện nay.
Sinh viên gen Z ám ảnh với tìm việc lương cao

Trường Đại học được nhắc đến ở đây là Harvard, nơi mà câu hỏi làm thế nào để xác định được tiềm năng kiếm tiền của đàn em khóa dưới có thể được sinh viên năm hai dễ dàng trả lời: Dựa trên việc ai được các nhóm ngân hàng lớn nhận vào làm thực tập.

Câu trả lời này khiến Benny Goldman, một Tiến sĩ kinh tế 28 tuổi và là gia sư tại gia của họ, phải bối rối.

Một sinh viên cảm thấy bất ngờ khi ông Benny không biết đến cụm “Các nhóm ngân hàng lớn” (A bulge bracket, còn được gọi tắt là A.B.B). Đây là cụm từ chỉ các ngân hàng đầu tư hàng đầu lớn nhất và uy tín nhất, ví dụ như Goldman Sachs, JPMorgan Chase hoặc Citi.

Trong không khí của mùa khai trường, hình ảnh phổ biến tại các trường Đại học hàng đầu là các nhà hoạt động xã hội, trong chiếc khăn Keffiyeh, đi diễn thuyết tại các lều trại trên bãi cỏ xanh. Tuy nhiên tâm trí của hầu hết sinh viên lại không đặt lên việc phản đối cuộc chiến tại dải Gaza, mà là những gì đang chờ họ sau tốt nghiệp.

Ngược với hình ảnh phổ biến của thế hệ này, như Greta Thunberg và các nhà hoạt động xã hội tại Parkland - là một thế hệ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tâm, học sinh gen Z tại các trường này dường như rất có “máu kinh doanh”. Ngay cả khi họ bước chân vào Đại học với một mục tiêu hoàn toàn khác, ngày càng nhiều sinh viên tại các trường Đại học hàng đầu gấp rút tìm việc làm tại một công ty có tiếng và làm giàu.

Các trường Đại học hàng đầu là nguồn cung nhân công cho các ngành tài chính và tư vấn, và các sinh viên vẫn luôn muốn kiếm tiền. Theo Khảo sát thường niên Sinh viên Năm nhất Mỹ, số lượng sinh viên mong muốn trở nên "khá giả về tài chính" tăng đột biến từ những năm 1970 đến 1980, và ngày càng tăng cao kể từ đó.

Nhưng trong 5 năm qua, các giảng viên và quản trị viên cho biết, sức hút của các ngành này đã trở nên quá mức. Trong thời đại mà giá nhà cao ngất ngưởng, học phí đắt và bất bình đẳng, sinh viên và phụ huynh ngày càng coi đại học là con đường dẫn tới một công việc lương cao, hơn là một nơi để khám phá.

“Tâm lý đám đông”

Một sinh viên Harvard đã chia sẻ câu chuyện của đàn anh năm cuối sắp tốt nghiệp, người đã giành được học bổng toàn phần sang một trường khác. Đàn anh này cảm thấy áp lực rất lớn khi phải cho bố mẹ thấy rằng khoản đầu tư 400.000 đô la của họ vào việc học ở Harvard sẽ đem lại cho anh ấy một công việc với mức lương khủng. Sau khi tốt nghiệp, anh ấy dự định làm tại công ty cổ phần tư nhân Blackstone, nơi anh ấy tin rằng mình sẽ học hỏi và đạt được nhiều thành tựu hơn trong sáu năm thay vì tốn 30 năm làm việc trong một tổ chức định hướng dịch vụ công.

Câu chuyện khác là về một sinh viên Uruguay, người đã dành hai mùa hè liên tiếp để luyện tập nghiên cứu tình huống chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn thực tập tư vấn quản lý. Sinh viên này chia sẻ anh cảm thấy mọi người đến đây học với hy vọng thay đổi thế giới. Tuy nhiên những gì họ học được tại Harvard là những việc ý nghĩa thì thực sự quá khó để làm. Sinh viên này khuyên mọi người nên từ bỏ ước mơ của mình và đi kiếm tiền. Một người khác cũng kể rằng thường xuyên nghe bạn bè đồng trang lứa nói rằng họ chỉ muốn “bán mình cho tư bản”.

“Đây hẳn là tâm lý đám đông”, Joshua Parker, một sinh viên Harvard 21 tuổi đến từ Oahu chia sẻ. “Nếu bạn không làm về tài chính hoặc công nghệ, bạn sẽ có cảm giác như mình đang đi sai hướng”.

Sinh viên này cho biết, khi còn là sinh viên năm nhất, anh dự định học chuyên ngành kỹ thuật môi trường. Sang năm hai, anh chuyển sang học kinh tế, tham gia cùng năm trong số sáu người bạn cùng phòng của mình. Một trong những người bạn cùng phòng đó bày tỏ hy vọng lập một quỹ bảo hiểm rủi ro ở tuổi 30. Trước đó, người này muốn kiếm được mức lương cao cỡ 500.000 USD một năm.

Theo một cuộc khảo sát của Harvard Crimson đối với sinh viên năm cuối Harvard, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2024 theo ngành tài chính và tư vấn là 34%.

Con số này gần đạt đến mức cao từng có vào năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2009 đã đẩy tỷ trọng này xuống mức thấp như hiện nay là 20%. Sau thời điểm đó tỷ số mới dần khôi phục.

Vào 15 năm trước, có ít sinh viên theo học ngành công nghệ hơn. Thêm vào đó, có hơn một nửa tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bắt đầu công việc mà một số sinh viên gọi là “công việc bán mình cho tư bản”. (Đạt mức kỷ lục 60% vào năm 2022 và gần 54% vào năm 2023.)

Aden Barton, một sinh viên năm cuối tại Harvard, người đã từng viết một chuyên mục bình luận trên tờ báo sinh viên với tiêu đề “Chủ nghĩa nghề nghiệp của Harvard đã giết chết lớp học như thế nào”, cho biết: “Khi mọi người nói ‘bán mình cho tư bản’, ý tôi là, rõ ràng là có sự ngầm đánh giá ở đó”.

“Nhưng vào thời điểm này, nó thực sự gần như chỉ là một thuật ngữ miêu tả những người theo đuổi những nghề nghiệp nhất định,” anh nói thêm. “Tôi không cố gắng bôi nhọ con đường sự nghiệp của bất kỳ ai hay của chính tôi.”

David Halek, giám đốc quan hệ sử dụng lao động tại Văn phòng Chiến lược Nghề nghiệp của Yale, cho rằng sinh viên có thể sử dụng thuật ngữ “bán mình cho tư bản” vì cảm thấy một sự chắc chắn. Ông cho biết: “Đó là con đường dễ dàng để theo đuổi. Nó đã được vạch ra rõ ràng”.

Andy Wang, chuyên gia nghiên cứu xã hội tại Harvard, người vừa mới tốt nghiệp, cho biết: “Thật khó để khái niệm hóa những thứ khác.

Một số sinh viên bàn về việc đổi sang một công việc khác sau khi họ đã kiếm đủ tiền. James Wood, giáo sư thực hành phê bình văn học của Harvard, cho biết: “Ngày nay, những người chuyên Anh thường nói rằng họ sẽ theo học ngành tư vấn tài chính hoặc quản lý trong vài năm trước khi viết cuốn tiểu thuyết của mình”.

Có một số lượng đáng ngạc nhiên các sinh viên lý giải mong muốn của họ về một công việc văn phòng bằng cách dựa trên quan niệm của triết lý vị tha hiệu quả: Cho dù họ có nhận thức được hành động của mình hay không, họ đều tin rằng làm việc để tối đa hóa thu nhập rồi đóng góp cho một mục đích sẽ đem lại tác động lớn hơn so với làm việc vì mục đích đó.

Nhưng một khi sinh viên bước lên chiếc thang cuốn cho họ danh tiếng và đã quen với một mức lương, sẽ rất khó để bước xuống khỏi những nấc thang này.

Những áp lực tài chính

Sự thay đổi này khiến nhiều người làm việc nhiều năm tại các trường Đại học cũng bất ngờ chứ không chỉ riêng tại Harvard.

Roger Woolsey, giám đốc điều hành trung tâm hướng nghiệp tại Union College, một trường cao đẳng nghệ thuật tự do tư nhân ở Schenectady, New York, cho biết lần đầu tiên ông nhận thấy sự thay đổi là vào khoảng năm 2015, xảy ra với những sinh viên đang học trung học trong thời kỳ Đại suy thoái và cần ưu tiên đảm bảo tài chính.

Ông cho biết: “Các học sinh nhìn thấy những gì cha mẹ chúng trải qua và phụ huynh cũng nhìn thấy những gì đã xảy ra với chính họ”. Ông tiếp tục: “Kết hợp điều đó với học phí đại học liên tục tăng,” và sinh viên bắt đầu tìm kiếm tiền hoàn trả ngay sau khi tốt nghiệp.

Sara Lazenby, nhà phân tích chính sách thể chế của Đại học Wisconsin-Madison, cho biết đó có thể là lý do tại sao sinh viên và phụ huynh của họ quan tâm tới kết quả nghề nghiệp nhiều hơn so với trước đây. Cô nhận thấy mức độ quan tâm cao hơn đối với dữ liệu về những số liệu thống kê về những công việc mà sinh viên sẽ làm sau khi tốt nghiệp đại học.

Howard Gardner, giáo sư tại Trường Giáo dục Sau đại học Harvard, cho biết: “Hai mươi năm trước, một sự kiện ‘giới thiệu về ngân hàng đầu tư’ đã được tổ chức tại thư viện đại học của Harvard. Bốn mươi sinh viên tham dự, tất cả đều là nam giới, và khi được yêu cầu định nghĩa ‘ngân hàng đầu tư’, không ai giơ tay cả.”

Giờ đây, theo ngân hàng Goldman Sachs, số lượng người đăng ký thực tập tại đây vào mùa hè năm nay nhiều gấp sáu lần so với 10 năm trước, và tỷ lệ chọn lọc khóa học mùa hè này cao hơn 20% so với năm ngoái. Ngân hàng JPMorgan cũng chứng kiến ​​số lượng hồ sơ sinh viên đăng ký thực tập và làm việc toàn thời gian đạt kỷ lục trong năm nay.

Manny Contomanolis, giám đốc Trung tâm Thành công Sự nghiệp Mignone tại Harvard, cũng cho rằng sự thay đổi này một phần là do áp lực tài chính. Ông cho biết: “Harvard giờ đa dạng hơn bao giờ hết”, với gần 1/5 sinh viên đủ điều kiện nhận Trợ cấp thu nhập thấp Pell Grant. Những sinh viên đó cân nhắc giữa việc hoặc “nhận một công việc tại cộng đồng thị trấn biên giới ở Texas và tạo ra tác động lớn theo kiểu phục vụ công cộng” hoặc kiếm một công việc với “mức lương đủ thay đổi cuộc sống”.

Tuy nhiên, theo khảo sát cấp cao của The Harvard Crimson, “tổng tỷ lệ của việc ‘bán mình cho tư bản’ là như nhau (khoảng 60%) ở tất cả các nhóm thu nhập”. Điểm khác biệt chính là sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp có xu hướng theo đuổi ngành công nghệ hơn là tài chính.

Nói cách khác, có yếu tố khác góp phần cho việc này, mà ông Barton cho rằng có liên quan đến bản chất của danh tiếng. “Nếu bạn nói với tôi bạn đang làm tại ngân hàng Goldman Sachs hoặc McKinsey, thì thật tuyệt vời, và mắt mọi người sẽ sáng hết cả lên,” ông nói. “Nếu bạn nói với ai đó, ‘Ồ, tôi đang làm việc gì đó phi lợi nhuận’, hoặc làm báo chí, và kể cả khi bạn làm ở cơ sở danh tiếng thì họ vẫn sẽ có chút nghi hoặc.”

Maibritt Henkel, sinh viên 21 tuổi của Harvard, là sinh viên chuyên ngành kinh tế nhưng có thái độ dè dặt đối với lĩnh vực ngân hàng và tư vấn. Cô Henkel đôi khi lo lắng rằng những người khác có thể hiểu sai về quyết định không tham gia vào những ngành đó của cô, coi đó là bằng chứng cho thấy cô không thể theo được ngành này.

Cô nói: “Ngay cả khi bạn không muốn theo ngành đó cho tới cuối đời, nó vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng của một người thông minh và chăm chỉ”.

Theo Văn phòng Nghiên cứu Thể chế Harvard, một số sinh viên cũng trở nên hoài nghi về các con đường thay đổi xã hội truyền thống, như ngành Chính phủ và các ngành phi lợi nhuận, vốn đã thu hút ít sinh viên Harvard hơn kể từ sau đại dịch.

Quá trình tuyển dụng

Kết quả khảo sát cấp cao của Princeton cũng cho ra kết quả tương tự: khoảng 38% sinh viên tốt nghiệp năm 2023 được tuyển dụng chọn làm việc trong lĩnh vực tài chính và tư vấn, cộng thêm công nghệ và kỹ thuật là gần 60%, so với chỉ 53% vào năm 2016.

Hiện tượng này cũng xảy ra với các trường khác dù có sự chia dữ liệu theo cách khác nhau. Tại Amherst, vào năm 2022, 32% sinh viên đại học làm việc trong ngành tài chính và tư vấn, và 11% làm việc trong lĩnh vực internet và phần mềm, tổng cộng là khoảng 43%. Từ năm 2017 đến năm 2019, Đại học California, Los Angeles, đã gửi khoảng 21% sinh viên có việc làm vào ngành kỹ thuật và khoa học máy tính, 9% vào ngành tư vấn và gần 10% vào ngành tài chính, tổng số khoảng 40%.

Một phần trong đó cũng liên quan đến việc tuyển dụng. Các ngân hàng và công ty tư vấn uy tín nhất chỉ tuyển dụng ở một số trường đại học nhất định và họ đã tăng cường hiện diện tại các trường đó trong những năm gần đây. Bà Ciesil cho rằng trong khoảng 5 năm qua, “suy nghĩ về con đường sự nghiệp của bạn đã xuất hiện sớm hơn nhiều khi còn học đại học”. Bà cho biết đầu tiên là các ngân hàng tiếp cận với sinh viên sớm hơn, và chính sự gia nhập của Big Tech, yêu cầu học sinh đăng ký thực tập ngay từ cuối năm hai, đã đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng.

Ông Woolsey tại Union College cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi cố gắng chống trả bằng cách nói: ‘Không, không, không, không, không, sinh viên năm thứ hai chưa sẵn sàng, và sinh viên năm thứ hai thì biết gì về mô hình tài chính?’”. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, các công ty thường trả tiền để được tuyển dụng trong khuôn viên trường nên các trường “không muốn trì hoãn quá nhiều, vì khi đó họ sẽ mất doanh thu”.

Tác động của triết lý Vị tha hiệu quả

Theo Jean Twenge, nhà tâm lý học đã phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát quốc gia về học sinh trung học và sinh viên năm thứ nhất trong cuốn sách “Các thế hệ” của cô ấy, dấu hiệu thực sự giúp phân biệt Gen Z là cách họ thường thấy bi quan và cảm thấy cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

Tất nhiên, tiền mang lại cho con người cảm giác kiểm soát. Bà Twenge cho rằng, vì có sự bất bình đẳng về thu nhập, “có quan niệm ​​cho rằng bạn làm được thì làm, vì vậy tốt hơn hết bạn nên làm điều đó”.

Mihir Desai, giáo sư tại trường luật và kinh doanh của Harvard, đã viết một bài luận năm 2017 trên tờ The Crimson có tựa đề “Rắc rối với tính tùy chọn”, lập luận rằng những sinh viên có thói quen theo đuổi sự đảm bảo của công việc danh giá sẽ mất đi tư duy chấp nhận rủi ro và tầm nhìn xa cần có cho những thành tựu độc đáo hoặc lý tưởng hơn. Ông Desai tin rằng điều đó thường là do họ nhạy cảm với toàn cảnh, như các mối đe dọa đối với người lao động từ trí tuệ nhân tạo cũng như những biến động chính trị và tài chính.

Trong những năm gần đây, ông quan sát thấy hai xu hướng trong nhóm sinh viên theo đuổi sự giàu có. Có “người mua quyền lựa chọn”, là các sinh viên nhận công việc trong lĩnh vực tài chính hoặc tư vấn để có thêm thời gian hoặc để tạo đường lui. Có cái gọi là “người mua vé số”, là những sinh viên dốc toàn lực vào một dự án rủi ro cao, chẳng hạn như khởi nghiệp hoặc công nghệ mới, với hy vọng kiếm được một khoản tiền lớn.

“Họ biết có những người đã mua Bitcoin với giá 2.000 USD. Họ biết có những người đã mua Tesla với giá 20 USD,” ông nói.

Một số giảng viên nhận thấy ảnh hưởng của triết lý Vị tha hiệu quả trong thế hệ này: Trong 5 năm qua, Roosevelt Montás, giảng viên cao cấp tại Đại học Columbia và cựu giám đốc Trung tâm Chương trình giảng dạy cốt lõi của trường, đã nhận thấy một xu hướng mới khi ông hỏi sinh viên trong các lớp tư tưởng chính trị Mỹ của mình nghĩ gì về tương lai của họ.

Ông Montás nói: “Hầu hết trong mọi cuộc thảo luận, sẽ có người nói, “Chà, có thể tôi sẽ kiếm nhiều tiền và làm được nhiều điều tốt đẹp với số tiền đó hơn là đi làm các hoạt động từ thiện hoặc dịch vụ’. Nó luôn xuất hiện - một cách biện minh cho sự nghiệp được gây dựng xoay quanh việc kiếm tiền”.

Ông Desai cho biết tất cả logic này đều theo hướng: “Kiếm tiền để bạn có thể làm những điều tốt đẹp trên thế giới, kiếm tiền để bạn có thể nghỉ hưu, kiếm tiền để bạn có thể đi làm những gì bạn thực sự muốn làm. ”

Tuy nhiên điều này “thực sự đã đánh giá thấp tầm quan trọng của công việc đối với cuộc sống con người”, ông nói. “Nếu bạn dành 15 năm làm việc cho quỹ bảo hiểm, bạn sẽ trở thành một con người khác. Bạn không chỉ đi làm và kiếm được nhiều tiền, bạn đi làm và thay đổi bản thân.”

Theo NY Times
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.