Cách 'chống' đột quỵ khi thời tiết chuyển mùa

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, thời tiết giao mùa đôi khi trở thành hiểm họa cho người mắc bệnh tim mạch, bởi những biến chứng nguy hiểm dễ dàng xảy ra như huyết áp tăng, đột quỵ...
Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet

Theo cảnh báo của các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, thời tiết đang giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, khiến cơ thể con người, nhất là người già, khó thích ứng kịp, dễ dẫn tới một số biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não…, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

Đối với những bệnh nhân tim mạch cần được theo dõi định kỳ, đặc biệt là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Khi bị mưa, lạnh hay nắng nóng đột ngột dễ dẫn tới bệnh động mạch vành.

Khi khí hậu thay đổi, khí áp không ổn định, lúc đó tim sẽ đập nhanh hơn, cơ tim dễ bị thiếu oxy. Khi các động mạch vành xuất hiện các mảng xơ vữa và bị vỡ ra sẽ gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành các cục huyết khối gây tắc nghẽn.

Động mạch vành bị tắc sẽ gây ra tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Hậu quả của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào độ rộng của vùng nhồi máu, vùng cơ tim bị thiếu máu càng nhiều thì chức năng của tim càng giảm mạnh, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.

10 dấu hiệu người bị đột quỵ

Khuôn mặt lúc nào cũng chán nản

Nếu bạn đột nhiên có những nụ cười bị lõm mất đi một phần xuất hiện, một nửa khuôn mặt của bạn không thể cử động hoặc tê liệt hoàn toàn thì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Nguyên nhân là do thần kinh kích động cung cấp đến các cơ mặt dần bị hủy hoại bởi vì thiếu sự cung cấp của hàm lượng oxy trong máu.

Sự yếu dần đi của một cánh tay

Một dấu hiệu rõ ràng khác của căn bệnh đột quỵ này là sự tê liệt hoặc yếu đi của cánh tay và khiến chúng ta không có khả năng dơ tay được quá đầu.

Nói lắp

Dấu hiệu nói lắp xảy ra khi xuất hiện những cục máu đông trên con đường cung cấp máu cho một phần của não bộ chịu trách nhiệm cho việc giao tiếp cũng như tốc độ nói.

Một phần cơ thể bị tê liệt hoặc yếu đi

Tai biến mạch máu não luôn được thể hiện rõ qua sự yếu đi hay tê liệt của một số bộ phận cơ thể hoặc có thể chiếm một nửa cơ thể. Và sau đó các sự can thiệp của thuốc rất cần thiết vì hơn 2 phần ba các bệnh sẽ bị liệt mãi mãi.

Cách 'chống' đột quỵ khi thời tiết chuyển mùa ảnh 1

Sự choáng váng hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh đột quỵ bởi vì sự thiếu hàm lượng oxy cung cấp cho não bộ. Ảnh minh hoạ: Internet

Nhìn mọi thứ không rõ ràng và bị nhòe đi

Một dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ là mắt bị mờ đi hay bạn gặp phải những vấn đề về tầm nhìn của mắt. Điều đó xảy ra bởi vì sự thiếu oxy cung cấp cho thùy của não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn của bạn

Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

Sự choáng váng hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu rất phổ biến của bệnh đột quỵ bởi vì sự thiếu hàm lượng oxy cung cấp cho não bộ.

Dáng đi bất thường

Nếu bạn bất ngờ cảm thấy khó khăn khi di chuyển, điều mà chưa bao giờ bạn gặp phải thì chắc chắc rằng bạn đang có những dấu hiệu của căn bệnh đột quỵ và đang phải chịu những ảnh hưởng đó.

Đau đầu dữ dội từng cơn

Triệu chứng đau đầu của bệnh tai biến mạch máu não thường rất khốc liệt, dữ dội, người bệnh có cảm giác như nổ tung đầu. Ngay khi có triệu chứng này bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng gây chết não.

Nấc

Thông thường đây chỉ là một khó chịu nhỏ. Song khi đột quỵ tác động đến trung tâm hô hấp của não, nó có thể gây ra những cơn nấc đột ngột, kéo dài, thường gặp hơn ở phụ nữ.

Khó thở hoặc tim đập nhanh

Một nghiên cứu về những khác biệt giới trong đột quỵ cho thấy phụ nữ dễ bị các triệu chứng khó thở hoặc tim đập nhanh khi đột quỵ.

Lời khuyên của các BS để chống đột quỵ là đi ngủ đúng giờ, thường xuyên tập thế dục để nâng cao sức khỏe, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày đặc biệt là bữa sáng. Chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, ăn nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối và mỡ trong chế biến món ăn; Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, chủ động khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì… nhằm kiểm soát sức khỏe tốt…

Theo Tiền Phong
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.