Tái thiết một Ukraine thời hậu chiến

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Làm thế nào để Ukraine có thể giải quyết vấn nạn tham nhũng và phục hồi nền dân chủ của mình?
Tái thiết một Ukraine thời hậu chiến

Không thể biết được kết quả cuối cùng của cuộc chiến ở Ukraine, nhưng một kết quả mà giờ đây dường như nằm ngoài dự đoán, đó là chiến thắng toàn diện dành cho Nga. Chính phủ Ukraine vẫn chưa bị lật đổ. Mặc dù có thể mất quyền kiểm soát một phần lãnh thổ của mình trong một thời gian (hoặc thậm chí vĩnh viễn), Ukraine sẽ tiếp tục tồn tại như một quốc gia có chủ quyền.

Người Ukraine đang chứng tỏ sự kiên cường của mình. Nhưng chỉ kiên trì với tư cách là một quốc gia là không đủ, những gì Ukraine cần không chỉ là sự sống còn mà là sự hồi sinh.

Như học giả Larry Diamond của Đại học Stanford đã gợi ý, xung đột Nga-Ukraine có thể vô tình “khởi động một làn sóng tiến bộ dân chủ mới”. Nhưng điều đó sẽ không tự xảy ra. Chính quyền Kyiv và các đối tác nên bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc tái thiết sau chiến tranh sẽ cho phép Ukraine trở thành điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin lo ngại nhất: một câu chuyện thành công của người Slav ở biên giới phía tây.

Những trở ngại đối với sự phục hồi của Ukraine dù vậy đang gây nản lòng. Nhiều vùng của nước này đã bị chiến tranh phá hủy. Thành phố cảng Mariupol đã bị bao vây trong hơn 40 ngày và vẫn còn những lực lượng Ukraine chưa đầu hàng. Hơn 10% dân số của đất nước 41 triệu người đã rời khỏi đất nước.

7,1 triệu người Ukraine khác đã phải rời bỏ nhà cửa và tản cư trong nước, chờ đợi chiến sự tạm lắng để tìm ngày hồi hương. Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, có tới 3.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng. Các nhà kinh tế ước tính rằng cuộc chiến đã gây thiệt hại 80 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Có rất nhiều quốc gia bị phá hủy đã được tái thiết với sự trợ giúp đáng kể từ bên ngoài: như nước Đức sau Thế chiến II, hay Bosnia và Kosovo sau các cuộc xung đột vào những năm 1990. Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Ukraine. Nhưng dòng ngoại tệ sẽ không đủ để hồi sinh Ukraine, cần nhiều hơn để giải quyết 3 vấn đề chính đã kìm hãm đất nước này trước chiến tranh: tham nhũng, quản trị kém và hệ thống tư pháp yếu kém.

Từ nguy đến cơ

Bằng cách phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, ông Putin tự tin rằng các lực lượng Nga sẽ có thể nhanh chóng đánh chiếm Kyiv và thay thế chính quyền Tổng thống Zelensky. Thay vào đó, Kyiv vẫn trụ vững còn Zelensky vẫn tại vị. Sau 6 tuần khai hỏa, người Nga chỉ chiếm được một thành phố lớn của Ukraine là Kherson.

Tuần này, các lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tấn công có chủ đích hơn tại miền Đông Ukraine. Nếu Ukraine có thể tiếp tục bám trụ và tiêu hao đối thủ, Nga cuối cùng sẽ cạn kiệt lực lượng và buộc phải nhượng bộ trên bàn đàm phán.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Andriy Zagorodnyuk đã ước tính rằng lực lượng bộ binh chuyên nghiệp của Nga có thể cạn kiệt trong vòng 2-3 tháng tới. Liên bang Nga có 300.000 bộ binh và đã điều động khoảng một nửa lực lượng tới chiến trường Ukraine.

Ông Putin không thể gửi thêm quân nếu không tiến hành tổng động viên, một động thái đòi hỏi phải thiết lập một dự thảo quy mô lớn. Nhưng nhà lãnh đạo Nga đã tự làm khó mình bằng cách tuyên bố tình hình ở Ukraine là một “hoạt động quân sự đặc biệt”, không phải là một cuộc chiến, điều này ngăn cản ông tiến hành một cuộc tổng động viên theo luật.

Dư luận Nga, dù phần lớn ủng hộ chiến tranh, khó có thể đồng ý với một dự thảo khi truyền hình nhà nước đang đảm bảo với cả nước rằng chiến dịch quân sự đang diễn ra tốt đẹp. Và ngay cả khi Putin đưa ra một dự thảo, các lực lượng sẽ khó được chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến nghiêm túc.

Mặc dù Ukraine sẽ tiếp tục phải chiến đấu với Nga, nhưng các cuộc giao tranh hạng nặng dường như chỉ giới hạn ở Donbas cho giai đoạn tiếp theo. Trong khi quân đội của Nga tập trung vào việc giành được lợi thế ở Donbas, thì chính quyền Moscow sẽ tiếp tục điều động tên lửa xuyên Ukraine để phá vỡ các tuyến đường tiếp tế vũ khí từ phương Tây và nhằm phá vỡ quyết tâm của người dân Ukraine. Có thể cuộc chiến có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Ngay cả khi chiến sự vẫn tiếp diễn, thì phương Tây, cùng các tổ chức tài chính quốc tế và những người Ukraine không tham chiến nên bắt đầu nghĩ đến các kế hoạch tái thiết càng sớm càng tốt. Ông Zelensky đang hướng tới mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cả việc xây dựng lại mạng lưới giao thông và Ngân hàng Thế giới gần đây đã cam kết tạo một gói viện trợ khẩn cấp trị giá 1,5 tỷ USD và nói rằng họ “sẵn sàng giúp Ukraine tái thiết khi đến thời điểm”.

Nhưng dòng viện trợ nước ngoài khổng lồ tự nó sẽ không giúp nền dân chủ phát triển ở Ukraine. Trước chiến tranh, đất nước này đã bị cản trở bởi một chính quyền yếu kém và nền kinh tế đầy hứa hẹn của Ukraine luôn hoạt động kém hiệu quả.

Nghịch lý thay, cuộc chiến này lại có thể tạo cơ hội cho bước tiến nhảy vọt về dân chủ và kinh tế mà Ukraine chưa bao giờ có thể thực hiện được. Sau khi giành độc lập vào năm 1991, đất nước này đã trải qua một số nỗ lực cải cách lớn, nhưng nó chưa bao giờ trải qua một bước đột phá mang tính chuyển đổi. Lần này có thể khác. Phần lớn phụ thuộc vào Zelensky. Là một tổng thống tầm thường, người luôn tìm cách củng cố quyền lực trước chiến tranh và chậm tiến độ cải cách, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo đầy cảm hứng. Nếu muốn có một hình mẫu tái thiết trong giai đoạn tiếp theo đầy khó khăn này, ông Zelensky nên nhìn về phía tây và nhìn vào lịch sử, cụ thể là nước Đức.

Tái thiết tốt hơn

Nổi lên từ đống đổ nát của Thế chiến thứ hai, Tây Đức đã trải qua Wirtschaftswunder, hay còn gọi là "phép màu kinh tế", đưa nước này lên vị thế các cường quốc kinh tế toàn cầu. Xương sống cho Wirtschaftswunder chính là Kế hoạch Marshall của Mỹ, giúp cung cấp hàng tỷ đô la viện trợ cho Tây Âu.

Trong khi Đông Đức theo mô hình kinh tế của Liên Xô bằng cách tập thể hóa nông nghiệp và quốc hữu hóa công nghiệp nặng, thì Tây Đức lại đi theo hướng ngược lại. Chính sách tự do hóa thương mại của Mỹ đã mở ra các thị trường công nghiệp mới cho Tây Đức, và sự ra đời của nền kinh tế thị trường - xã hội đã đảm bảo sự ổn định trong nước. Phiên bản của chủ nghĩa tân tự do ở Đức này không chỉ dựa vào viện trợ nước ngoài mà còn là pháp quyền, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm bệnh viện, đường sắt và sân bay cùng một nhà nước theo chủ nghĩa can thiệp có thể đảm bảo rằng các nhà tài phiệt sẽ không thể bóp méo thị trường tự do. Kết quả là vào cuối những năm 1950, Tây Đức đã trở thành tiêu điểm cho sự thịnh vượng của châu Âu thời hậu chiến.

Ukraine có thể đi theo con đường tương tự và cũng tránh được một số cạm bẫy của quá trình tái thiết Tây Balkan sau chiến tranh, nơi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn ở mức hai con số, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang phát triển mạnh và các nhà lãnh đạo địa phương thường chống lại sự minh bạch và cải cách kinh tế thực sự.

Điều này có thể giải quyết như thế nào? Ukraine phải tránh để các nhân vật trong giới quân sự nhưng thiếu kinh nghiệm chính trị phụ trách quá trình tái thiết và phương Tây nên tìm kiếm một đặc phái viên có kinh nghiệm quản lý hàng tỷ đô la hỗ trợ từ nhiều nguồn để giám sát Kế hoạch Marshall cho Ukraine, hoặc như nhà sử học Timothy Garton Ash đã đề xuất: Kế hoạch Zelensky.

Một số động thái cần thiết cho sự phục hưng của Ukraine là hiển nhiên: đất nước này chưa bao giờ chấp nhận pháp quyền và hệ thống tư pháp của nó vẫn còn đầy rẫy tình trạng tham nhũng. Sau chiến tranh, tài sản sẽ rẻ đi và sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.

Nhưng nếu không có các tòa án công bằng, sẽ không có ai xem xét việc đưa các nguồn lực vào Ukraine, và cộng đồng người giàu có và tài năng của đất nước sẽ tiếp tục đứng ngoài công cuộc tái thiết. Ukraine đã cố gắng cải tổ các tòa án của mình nhiều lần, nhưng mỗi nỗ lực đều thất bại vì hệ thống tham nhũng đã bám rễ sâu vào đầu óc của các quan chức.

Ukraine cần thể hiện sự tiến bộ nhanh chóng và nước này có thể dễ dàng sao chép những gì Kazakhstan đã làm: thành lập một tòa án thương mại dựa trên các nguyên tắc của luật pháp Anh và nhân sự của các thẩm phán nước ngoài, những người thích hợp hơn so với những người Ukraine để tránh xung đột lợi ích và các mối quan hệ cá nhân với thẩm phán. Đây sẽ là bước đầu tiên tốt để trấn an các nhà đầu tư và công chúng rằng sẽ an toàn khi đầu tư vào Ukraine và các hợp đồng sẽ được thực thi.

Một khi chiến sự dừng lại và mọi người trở về nhà, đó là khoảng thời gian để tiến hành một cuộc điều tra dân số. Ukraine chưa thực hiện lại cuộc khảo sát này kể từ năm 2001 và chính phủ không thể ước tính chính xác quy mô dân số. Quy hoạch đô thị là điều không thể nếu không có thông tin chính xác. Trước khi các chính phủ phương Tây đầu tư hàng tỷ USD, chủ yếu dành cho cơ sở hạ tầng, thì việc tính đến dân số Ukraine đang thay đổi là điều quan trọng.

Các sắc thuế thấp cộng với đầu tư công đáng kể vào đường xá, trường học và bệnh viện cũng phù hợp với dự án dài hơi. Ông Zelensky đã dành phần lớn thời gian của năm 2021 để xây dựng lại các con đường của Ukraine nhằm thúc đẩy chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của mình. Nhà lãnh đạo này nên khởi động lại sáng kiến ​​đó nhưng sử dụng một hệ thống mua sắm minh bạch hơn: không còn những giao dịch cào bằng mang tính chất lợi ích nhóm.

Một cách để lôi kéo những thành viên tài năng nhất của cộng đồng người Ukraine trở về và tái thiết đất nước là làm cho các công việc dịch vụ công có uy tín hơn. Mikheil Saakashvili đã đi tiên phong trong mô hình này ở Georgia khi ông còn là tổng thống, và nó đã hiệu quả.

Những người Gruzia có trình độ học vấn cao đã trở lại Tbilisi để đảm nhận các vai trò như bộ trưởng và thứ trưởng trong chính phủ cải cách của ông và thông qua một loạt các đạo luật thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ukraine có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu ở Anh Mỹ, những người có thể nắm bắt cơ hội quay trở lại phục vụ cho quê hương.

Cuối cùng, Zelensky nên cho phép thử nghiệm. Một trong những cải cách kém hấp dẫn nhất nhưng thành công nhất của Ukraine kể từ năm 2014 là thúc đẩy chính phủ phi tập trung hóa. Mỗi vùng của Ukraine có bản sắc riêng và ưu tiên riêng. Kế hoạch Zelensky phải tính đến và khuyến khích những khác biệt khu vực này. Các thành phố trực thuộc trung ương nên để hoạt động kinh doanh phát triển mà không bị áp lực từ các cơ quan thực thi pháp luật và thuế địa phương hoặc các thanh tra chính phủ.

Sau khi củng cố Ukraine về mặt quân sự, sẽ sớm đến lúc phương Tây bắt đầu nhiệm vụ giúp Ukraine đúng đắn về mặt kinh tế. Bây giờ là lúc để đưa ra các kế hoạch nhằm giành lấy động lực khi chiến tranh kết thúc và Ukraine có thể tái thiết. Cơn ác mộng tồi tệ nhất của ông Putin: một nền dân chủ Slav sôi động ngay sát vách, có thể trở thành sự thật.

Theo Foreign Affairs
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.