Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể từ bên trong

Bên cạnh những biện pháp loại trừ các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài, việc cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cơ thể từ bên trong, đặc biệt là trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Vậy sức đề kháng là gì? Làm sao để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể từ bên trong

Sức đề kháng là gì?

 Sức đề kháng (còn gọi là khả năng miễn dịch/hệ miễn dịch) của cơ thể là hệ thống phòng thủ tự nhiên của con người. Chúng được ví như lớp rào chắn ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công từ những tác nhân có hại như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và thậm chí là nấm. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng bảo vệ cơ thể chống lại chất gây dị ứng và tế bào ung thư.

Sức đề kháng của con người được chia làm 2 loại chính:

Sức đề kháng tự nhiên (còn gọi là hệ miễn dịch không đặc hiệu) là sức đề kháng mà mỗi người sinh ra đã có, bao gồm: da, hệ thống các niêm mạc, chất dịch như mồ hôi, dịch nhày, các loại thực bào như tế bào sát thủ tự nhiên (NK Cell), đại thực bào (Macrophage)… Sức đề kháng tự nhiên có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể con người. Nhưng theo thời gian với sự tác động của các yếu tố bên ngoài sức đề kháng tự nhiên sẽ dần mất đi.

Sức đề kháng thu được (hệ miễn dịch đặc hiệu) là kháng thể có được sau khi tiêm các loại vaccine phòng bệnh hoặc sử dụng các vitamin tổng hợp, chế phẩm tăng sức đề kháng… Sức đề kháng thu được thường chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn, hạn chế về phạm vi phòng bệnh (mỗi loại vaccine chỉ phòng một/một số bệnh nhất định).

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một hàng rào ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Nếu các kháng nguyên lạ có thể vượt qua khỏi hàng rào đó, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này.

Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia. Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.


Tuy nhiên, một khi hệ thống này suy yếu, cơ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ gây hại từ bên ngoài. Trường hợp hệ miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ mất khả năng phân biệt lạ - quen và quay ngược trở lại tấn công các tế bào của cơ thể (bệnh lý tự miễn).

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như thế nào?
Những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, làm tăng sức đề kháng. Cụ thể:

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên: đây là thói quen đơn giản nhưng lại giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa virus một cách hiệu quả. Mỗi cá nhân nên duy trì những thói quen vệ sinh cơ bản hàng ngày, như: tắm, gội hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hay sổ mũi. Ngoài ra, vệ sinh đồ dùng, giữ gìn không gian nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

- Tập thể dục: Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngược lại, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ, đạp xe… cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.

- Ăn uống lành mạnh, đủ chất: Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau, củ (bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt…) và trái cây giàu vitamin (đu đủ, chuối, cam, bưởi, kiwi...). Bên cạnh đó, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng. Uống nước đầy đủ cũng là một thói quen có lợi cho sức khỏe cũng như hệ miễn dịch, giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời đảm bảo các tế bào và các cơ quan có đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động đúng chức năng.

- Ngủ đủ giấc: Ngủ giúp ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ được xem như liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể con người.

- Kiểm soát căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, bao gồm tim mạch và tăng huyết áp. Có thể thực hành thiền hoặc tập yoga để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

- Sống vui vẻ, hạnh phúc: Những người có đời sống tinh thần với tình bạn và tình yêu tốt đẹp thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Sống vui vẻ, hạnh phúc sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Tuy nhiên, mỗi một đối tượng, nhóm tuổi có hệ miễn dịch không giống nhau như: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, người cao tuổi có hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh có hệ miễn dịch kém do tác nhân gây bệnh gây nên. Do đó, cần có những chú ý riêng khi tăng cường hệ miễn dịch nhằm phù hợp với từng đặc điểm riêng biệt của từng đối tượng, nhóm tuổi khác nhau. Trong đó, đối với trẻ sơ sinh, bú sữa mẹ là một trong những biện pháp rất có giá trị trong việc tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, tiêm phòng vaccine cũng là một cách kích hoạt chủ động hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể. Nên tiêm phòng ngay từ nhỏ các bệnh hay lây nhiễm và nguy hiểm cho cơ thể trẻ em, như: Viêm gan siêu vi, sởi, tả, viêm não… ./.

Theo TTXVN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?