Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển

Định hướng chiến lược trong Quyết định Số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 có nêu: "Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến Trí tuệ nhân tạo; Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống; Phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Quyết định cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ/ngành liên quan đến việc kiện toàn hành lang pháp lý gồm:

Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới Trí tuệ nhân tạo.

Bộ Thông tin và Truyền thông, xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử. Ngày 22/06/2023, Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các Nghị định và Thông tư liên quan.

Về xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về thiết lập và chia sẻ dữ liệu, về các khung thể chế thử nghiệm (sandbox), tạo ra một không gian thử nghiệm thuận lợi với khung chính sách pháp lý riêng để tiến hành thử nghiệm Trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực có tiềm năng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Liên quan đến xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật định dạng về công nghệ và sản phẩm Trí tuệ nhân tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao Cục Chuyển đổi số quốc gia chủ trì thử nghiệm triển khai Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và Trợ lý ảo (TLA), xây dựng bộ Benchmark (chương trình chạy đánh giá và kiểm tra tiêu chuẩn thử nghiệm trên máy tính) để đánh giá chất lượng các LLM và TLA đã triển khai, dự kiến ban hành trong năm 2024.

Trong khi đó, Bộ Công an xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư, quyền con người, về an ninh trật tự có liên quan đến hoạt động phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và về đảm bảo an toàn an ninh mạng cho các hoạt động liên quan tới Trí tuệ nhân tạo.

Bộ Tư pháp xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan tới Trí tuệ nhân tạo.

Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định, quan điểm xuyên suốt trong việc xây dựng quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo là: Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp đã cam kết đồng hành trong việc xây dựng môi trường pháp lý bảo đảm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng nhưng không kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển nhanh chóng và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống. Việt Nam cũng đang bước đầu ứng dụng công nghệ AI vào đời sống. Một số lĩnh vực ứng dụng AI thời gian qua như ngân hàng, y tế, giáo dục, thương mại… Chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng về AI của Chính phủ Việt Nam năm 2023 là 59 thế giới, thứ 5 trong ASEAN; Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2022 là 86 (đứng thứ 5 ASEAN); Chỉ số Đổi mới sáng tạo (Innovation index 2023) là 46. Chính phủ đã có Đề án Xây dựng thành phố thông minh (QĐ số 950/QĐ-TTg), Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp 844.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.