Người biểu tình Anh lật đổ tượng nhà buôn nô lệ

(Ngày Nay) - Những người biểu tình ở thành phố Bristol (Vương quốc Anh) đã kéo đổ một bức tượng của nhà buôn nô lệ Edward Colston và đẩy xuống sông.
Người biểu tình Anh lật đổ tượng nhà buôn nô lệ

Hôm Chủ nhật, đám đông đã tụ tập tại đại lộ Colston và dùng dây kéo đổ bức tượng đồng Edward Colston trong tiếng reo hò, trước khi tiếp tục đẩy xuống bến cảng Bristol.

Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel đã kêu gọi cảnh sát điều tra vụ việc. "Tôi nghĩ điều này thật đáng kinh tởm và đã nói lên những hành vi gây rối trật tự công cộng, nó đi quá xa so với những gì mà người dân đang phản đối".

Sĩ quan cảnh sát Andy Bennett cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra nhằm xác định thiệt hại sau vụ việc.

Tuy nhiên, Bennett thừa nhận ông hiểu rằng Colston là một nhân vật lịch sử đã gây ra cho cộng đồng người da màu khá nhiều sự giận dữ trong vài năm qua.

"Mọi người có thể tự hỏi tại sao chúng tôi không can thiệp vào việc này. Chúng tôi đã đưa ra một quyết định mang tính chiến thuật và an toàn nhằm ngăn chặn các hành vi gây rối khác, đó là cho phép nó xảy ra".

Thị trưởng thành phố Bristol, Marvin Rees, cho biết: "Tôi biết việc kéo đổ tượng Colston sẽ gây chia rẽ quan điểm, như chính bức tượng đã làm trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lắng nghe những người cho rằng bức tượng này là một sự xỉ nhục nhân loại".

Bức tượng đồng tạc hình Edward Colston được dựng lên vào năm 1895 và từ lâu đã trở thành tâm điểm gây phẫn nộ của cộng đồng người da màu tại Bristol.

Công ty của Colston đã vận chuyển hơn 100.000 nô lệ từ Tây Phi đến Caribbean và Châu Mỹ trong khoảng thời gian từ 1672 đến 1689. Điều kiện sống mất vệ sinh trên tàu cùng bệnh ghẻ đã giết chết  hơn 20.000 người da màu trên hành trình tới Tân thế giới.

Ngoài bức tượng đồng, người dân Bristol đã nhiều lần xóa bỏ cái tên Colston khỏi thành phố. Cụ thể, Colston Hall - phòng hòa nhạc lớn nhất của Bristol, đã công bố kế hoạch đổi tên vào năm 2017.

Ngoài ra, hội đồng thành phố Bristol đã xác định vào tháng 1 năm 2018 rằng nên đặt thêm một tấm biển giới thiệu tại bức tượng đồng Edward Colston nhằm chỉ ra rằng đây là một nhà buôn nô lệ, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn cho tới nay. Một bức chân dung của Colston đã bị loại bỏ khỏi văn phòng thị trưởng Bristol vào cuối năm 2018.

Hưởng ứng phong trào biểu tình tại Mỹ, người dân Anh cũng đã đổ ra đường nhằm phản đối nạn phân biệt chủng tộc.

Tại London, hàng ngàn người đã tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ vào Chủ nhật mặc cho lời cảnh báo của các nhà chức trách về nguy cơ gây lây lan dịch COVID-19.

"Tôi ủng hộ các bạn. Việc sát hại George Floyd phải dẫn đến sự thay đổi ngay lập tức và lâu dài ở mọi nơi", Thị trưởng London Sadiq Khan phát biểu hôm Chủ nhật, trong khi lên án các nhóm cực đoan gây bạo loạn.

Theo The Guardian
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).