Tôi hối hận vì đã mua chung cư quá tầm tay

Lúc lập bài toán thấy đơn giản nhưng trải qua thực tế mới thấy khó khăn. Vì áp lực kiếm tiền trả nợ nên chúng tôi luôn phải gồng mình lên để làm việc và ra sức tiết kiệm.
Tôi hối hận vì đã mua chung cư quá tầm tay

Mua nhà lớn đồng nghĩa với phải vay nhiều tiền, tiền trả nợ chiếm phần lớn ngân sách chi tiêu hàng tháng, không có khoản tích lũy dự phòng cho những lúc khó khăn đã khiến cuộc sống của vợ chồng chị Hương Lan (TPHCM) gặp rất nhiều áp lực.

Chị Lan chia sẻ: “Chúng tôi mua nhà vào năm 2012. Lúc đó, công việc của hai vợ chồng đều ổn định, thu nhập khá, lương tôi trung bình khoảng 20 triệu/tháng, chồng 15 triệu. Chúng tôi làm trong ngành truyền thông, quảng cáo, lương không cố định, trả theo hiệu quả công việc, nên có thể có tháng nhiều hơn cũng có tháng ít hơn nhưng cơ bản một tháng cũng được tầm đó tiền.

Để mua được nhà, chúng tôi đã đi khắp Sài Gòn để xem các căn hộ, cả đang xây cũng như đã có người ở. Muốn mua nhà gần quận Nhất, để gần nơi làm việc thì số tiền bỏ ra không thể dưới một tỷ đồng. Những căn hộ giá 600-700 triệu thì quá xa, đi vào thành phố nếu tắc đường sẽ mất cả tiếng đồng hồ.

Suy đi tính lại, hai vợ chồng quyết định mua một căn rộng 100m ở một chung cư tạm gọi là cao cấp, tức là cũng có bể bơi công cộng, giá 1,8 tỷ ở khu vực Nhà Bè giáp Phú Mỹ Hưng, quận 7. Từ đây, chúng tôi đi đến nơi làm việc mất khoảng 30 phút. Quanh đây cũng có rất nhiều trường học tốt cho trẻ.

Tuy muốn một căn hộ rẻ tiền hơn, nhưng sau khi cân nhắc đến các yếu tố phong thủy, điều kiện sống, việc học tập cho con… chúng tôi đã quyết định bấm bụng vay tiền mua căn hộ này. Chúng tôi nghĩ sống trong không gian tốt sẽ thuận lợi cho công việc sáng tạo của mình, vì thế có thể phát triển sự nghiệp tốt hơn.

Tôi hối hận vì đã mua chung cư quá tầm tay ảnh 1

Lúc lập bài toán thấy đơn giản nhưng trải qua thực tế mới thấy khó khăn. Vì áp lực kiếm tiền trả nợ nên chúng tôi luôn phải gồng mình lên để làm việc và ra sức tiết kiệm. (Ảnh minh họa).

Con tôi lúc đó được 5 tháng tuổi, bà ngoại sẽ ở cùng để trông cháu. Rồi cậu em đang học đại học cũng cần có chỗ ở. Tôi muốn mua nhà 3 phòng ngủ để cho em ở cùng, tiện thể nó sẽ đỡ đần việc nhà. Cộng thêm tiền sửa chữa, mua đồ đạc, chúng tôi tiêu hết 150 triệu nữa, vậy là tổng cộng hết 1,95 tỷ.

Về vốn, chúng tôi có 600 triệu (nhờ tích lũy và được cha mẹ hai bên cho), vay cậu họ chồng tôi ở nước ngoài là 550 triệu, vay ngân hàng 800 triệu. Cậu không tính lãi, nhưng yêu cầu chúng tôi mỗi tháng gửi 5 triệu cho mẹ cậu ở quê, dự kiến hơn 9 năm sẽ hết nợ, giống như kiểu chúng tôi giữ tiền hộ mẹ cậu. Ngân hàng cho chúng tôi vay 12 năm, tiền gốc mỗi tháng 6,25 triệu, tiền lãi khoảng 10 triệu một tháng.

Ban đầu vợ chồng cũng lè lưỡi trước lãi suất ngân hàng nhưng tôi đã so sánh, nếu đem cho thuê, căn hộ của chúng tôi được hơn 500 đôla, cao hơn lãi suất ngân hàng chúng tôi đang trả. (Sau này tôi mới phát hiện mình có sai lầm nhỏ là không tính lãi ngân hàng trên toàn bộ số vốn mình bỏ ra).

Ngoài ra, theo thời gian, dư nợ giảm thì lãi suất cũng giảm nên chúng tôi quyết định cho mình ở nhà đẹp. Trước đây, hai vợ chồng thuê một ngôi nhà nguyên căn hai tầng ở Phú Nhuận, tốn 6 triệu/tháng, tiện nghi không bằng, ví dụ ô tô không vào được đến cửa mà chủ nhà hơi tí lại đòi tăng giá.

Tôi đã lập một ngân sách, một tháng thu nhập 35 triệu, chúng tôi trả tiền vay mua nhà (lãi và gốc) hết khoảng 21,5 triệu, cộng thêm 1,3 triệu tiền phí dịch vụ và gửi xe ở chung cư, chúng tôi còn khoảng 12 triệu để chi tiêu thường xuyên. Trong đó tiền ăn là 6 triệu/tháng (mẹ tôi cuối tuần vẫn về quê mang thực phẩm lên - chúng tôi không phải trả khoản này), tiền cho con 2 triệu (chủ yếu là sữa, bỉm), hai vợ chồng mỗi người 2 triệu cho xăng xe điện thoại, các nhu cầu cá nhân. Để có thể tiết kiệm và chi tiêu thoải mái hơn thì cả hai đều phải cố gắng tự gia tăng thêm thu nhập.

Lúc lập bài toán thấy đơn giản nhưng trải qua thực tế mới thấy khó khăn. Vì áp lực kiếm tiền trả nợ nên chúng tôi luôn phải gồng mình lên để làm việc và ra sức tiết kiệm. Hai vợ chồng đều xác định không được phép ốm, ốm đồng nghĩa với việc không có tiền trả nợ. Ngày nghỉ cuối tuần vẫn ra sức làm thêm.

Vì thế, bệnh tật ập đến là điều không quá bất ngờ. Mắt tôi cận thêm 2 đi ốp, người lúc nào cũng đau ê ẩm vì ngồi trước máy tính quá nhiều. Vì áp lực trả nợ mà chồng tôi suy sụp nghiêm trọng khi công việc chỗ anh làm thắt chặt quản lý và thay đổi cách tính lương, nói chung là khó hơn trước.

Làm nhiều cộng lo lắng nên sức khỏe không tốt, một tối trên đường về nhà, anh ngã xe phải đi cấp cứu rồi nằm viện gần tháng, tốn gần trăm triệu. Lúc này tôi mới giật mình vì chúng tôi không có tiền dự phòng cho trường hợp đặc biệt này, tôi gọi điện khắp bạn bè vay mỗi người một ít để chữa bệnh cho chồng.

Còn nhiều khó khăn mà chúng tôi phải chịu đựng từ việc chi tiêu quá nhiều tiền cho nhà ở nữa, như gia đình không có các kỳ nghỉ, các chi phí vui chơi, học tập đều bị cắt giảm... Vì thế, giữa năm 2015, chúng tôi đã quyết định bán nhà, đổi xuống một căn hộ rẻ tiền hơn (1 tỷ), trả hết tiền ngân hàng để đổi lấy sự bình yên thoải mái. Tôi xác định, sau này, khi đã tích lũy thêm được nhiều tiền hơn, chúng tôi mới nghĩ đến chuyện chuyển đến nhà đẹp để ở".

P.V

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?