Tổng thống Nga Putin và ước mơ trở thành điệp viên KGB từ ấu thơ

Tổng thống Nga Putin: “Không có chuyện rời khỏi KGB là sẽ trở thành cựu sĩ quan KGB. Một thời làm sĩ quan KGB, mãi mãi là người của KGB”.
Tổng thống Nga Putin và ước mơ trở thành điệp viên KGB từ ấu thơ
Tổng thống Nga Putin và ước mơ trở thành điệp viên KGB từ ấu thơ ảnh 1
Tổng thống Nga Putin.
Ngay từ lúc còn là một cậu bé sống trong một khu tập thể đông đúc thời Liên Xô cũ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mơ trở thành điệp viên KGB.
Ước mơ cháy bỏng
Theo tờ Washington Post, trong tiểu sử bản thân được đăng tải trên trang web Điện Kremlin, ông Putin chia sẻ: “Từ trước khi tốt nghiệp phổ thông, tôi đã muốn làm việc trong ngành tình báo. Cũng có lúc, tôi muốn trở thành thủy thủ nhưng rồi tôi lại quay lại ngay với mong muốn làm tình báo”.
Cũng theo bản tiểu sử này, mong muốn trở thành điệp viên của cậu thiếu niên Putin cháy bỏng đến nỗi cậu thậm chí đã đến tận bàn lễ tân tại Văn phòng Giám đốc KGB để hỏi xem làm thế nào để có thể trở thành một sĩ quan tình báo. Câu trả lời của họ là cậu phải tham gia quân đội hoặc học xong đại học, tốt nhất là tốt nghiệp với bằng cử nhân luật.
“Từ lúc đó, tôi bắt đầu chuẩn bị kỹ lưỡng để theo học Khoa Luật tại Đại học Quốc gia Leningrad”, cũng theo bản tiểu sử nói trên.
Tổng thống Nga Putin và ước mơ trở thành điệp viên KGB từ ấu thơ ảnh 2
Tổng thống Nga Putin khi còn là điệp viên KGB. Ảnh Điện Kremlin.
Vào năm 1975, ở độ tuổi 23, cậu thanh niên Putin đã được chấp thuận làm việc tại KGB và tiếp tục làm việc tại đó trong vòng 16 năm.
Tổng thống Nga từng chia sẻ rằng, ông muốn làm việc ở KGB bởi đó là nơi tụ hội những người đầy hoài bão và ông cũng hy vọng sẽ sử dụng những gì mình học được “để phục vụ xã hội một cách tốt nhất”.
Tổng thống Nga cũng ca ngợi KGB như một đơn vị làm việc cực kỳ hiệu quả: “Tôi rất kinh ngạc bởi chỉ một đơn vị nhỏ bé, hoặc thậm chí một cá nhân có thể đạt được những điều mà ngay cả một đội quân cũng khó lòng đạt được.
Chỉ một nhân viên tình báo cũng có thể quyết định số phận của hàng nghìn người. Ít nhất, đó là cách mà tôi nhìn nhận về họ”.
Phương Tây hoài nghi năng lực của ông Putin
Theo thông tin từ Điện Kremlin từ năm 1985-1990, ông Putin làm việc tại văn phòng tình báo của KGB tại Dresden, Đông Đức. Khi rời khỏi ngành, ông được thăng quân hàm Trung tá và đảm nhiệm chức vụ trợ lý cao cấp cho Giám đốc KGB.
Năm 1989, ông Putin được Cộng hòa Dân chủ Đức trao huân chương “Vì Phục vụ Trung thành với Quân đội Quốc gia”.
Trên trang web của Điện Kremlin, ông Putin chia sẻ: “Công việc của tôi lúc đó rất trôi chảy. Thông thường một sĩ quan chỉ được thăng quân hàm một lần khi làm việc ở nước ngoài trong khi tôi được thăng tới 2 lần”.
Thời gian làm việc cho KGB cả trong và ngoài nước đã giúp hình thành nên tính cách của Tổng thống Nga sau này, đó là suy nghĩ thận trọng, kín tiếng và tự chủ trong mọi hành động.
Tổng thống Nga Putin và ước mơ trở thành điệp viên KGB từ ấu thơ ảnh 3
Thời gian làm việc cho KGB đã rèn luyện cho Tổng thống Nga bản lĩnh để đương đầu với muôn vàn gian khó. Ảnh: AP.
Điều khiến phương Tây bất ngờ nhất chính là việc ông Putin từ một trung tá KGB trở thành Tổng thống Nga và nhanh chóng đạt được những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp chính trị của mình bất chấp những nhận xét ác ý của truyền thông phương Tây rằng ông “chỉ là một kẻ tầm thường”.
Năm 2000, sau khi ông Putin trở thành quyền Tổng thống Nga, nhà báo David Hoffman của tờ Washington Post đã nhận định khá tiêu cực rằng: “Ông Putin chưa bao giờ là nhân vật nổi trội trước khi được Tổng thống Nga lúc đó là ông Boris Yeltsin chỉ định là Thủ tướng”.
Cũng theo nhà báo này: “Sự nghiệp trước đó của ông Putin cho thấy ông luôn có xu hướng sống khép kín. Điều này có thể là do ông từng là điệp viên”, tuy nhiên, ông Hoffman nhận định: “Ông Putin chỉ là một điệp viên hạng trung và chỉ được thăng đến Trung tá”.
Cùng chung quan điểm này, tờ Wall Street Journal cho rằng: “Trong thời gian làm cho KGB, ông Putin không có gì đặc biệt kể cả khi tính đến việc các sĩ quan KGB được huấn luyện để không gây chú ý nhiều.
Là một nhân viên mẫn cán trong suốt những năm 1990 của thế kỷ trước, ông Putin khó có thể được coi là ngôi sao đang lên”.
Thậm chí, báo chí phương Tây còn cho rằng, do không thăng tiến nổi trong KGB nên ông Putin phải rời khỏi lực lượng và tìm cách chen chân vào chính giới Nga vào năm 1991.
“Ông ấy bị KGB coi là một kẻ thích mạo hiểm mà không cần biết đến hậu quả nếu thất bại”, ông Hoagland, một cựu nhân viên tình báo KGB nhận xét về ông Putin: “Vào thời điểm đó, KGB không thích những kẻ mạo hiểm như vậy”.
Chính những đánh giá có phần thiếu khách quan của phương Tây về ông Putin đã khiến họ phải “nhận trái đắng” khi Tổng thống Nga hết lần này đến lần khác “vượt mặt” họ và ngày càng trở thành tâm điểm chú ý trong những vấn đề nóng trên toàn cầu.
Sự kín tiếng, cẩn trọng quan sát tình hình nhưng quyết liệt trong hành động của Nga đã khiến phương Tây đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và buộc họ phải nhìn ông Putin với “một con mắt khác”.
Cách hành xử khôn khéo trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine và diễn biến căng thẳng tại Syria trong bối cảnh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga cộng thêm việc giá dầu giảm và đồng Ruble ngày càng mất giá đã giúp Tổng thống Nga nhiều lần lọt vào danh sát Nhân vật của Năm do các tạp chí danh tiếng như Time hay Forbes bình chọn.
Bản thân Tổng thống Nga cũng cho rằng, chính quãng thời gian được tôi luyện khi còn là nhân viên KGB đã giúp hình thành nên cách thức nhìn nhận, đánh giá con người và vấn đề một cách khách quan cũng như sự kiên nhẫn hiếm có khi chờ đợi thời cơ để hành động và chiếm ưu thế hoàn toàn của mình.
Chính vì thế, khi nhắc đến KGB, ông Putin luôn nói đến với một sự trân trọng đặc biệt: “Dù chúng ta làm nghề gì thì kiến thức, kinh nghiệm về nghề đó sẽ luôn đi theo chúng ta.
Chúng ta sẽ sử dụng những kiến thức kinh nghiệm đó theo cách này hay cách khác. Chính vì thế, không có chuyện rời khỏi KGB là sẽ trở thành cựu sĩ quan KGB. Một thời làm sĩ quan KGB, mãi mãi là người của KGB”.
Theo VOV
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.