Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn

Phong trào phản đối Áo Vàng trong 5 tuần qua đã biến thành những cuộc biểu tình quy mô lớn nhất từng thấy ở Pháp trong suốt 50 năm qua.
* * *

Xảy ra ngay trước dịp Giáng sinh - một dịp lễ của tinh thần hòa bình và hòa hợp, phong trào biểu tình Áo Vàng và sự tiến triển nhanh chóng, bất ngờ của nó cho thấy chiều sâu của sự chia sẽ và những mâu thuẫn nội tại trong xã hội Pháp hiện nay.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 1

Xuất phát từ một nhóm người mang trên người chiếc áo phản quang được trang bị trên mọi phương tiện giao thông theo luật của Pháp xuống đường với mục đích bày tỏ sự phản đối với việc chính phủ tăng thuế xăng dầu, các cuộc biểu tình đã nhanh chóng lớn mạnh và lan ra cả nước.

Với sự tiếp sức của mạng xã hội, phong trào Áo Vàng thu hút được người biểu tình thuộc mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, khu vực. Phần lớn họ thuộc tầng lớp công nhân và trung lưu, những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng giá cả sinh hoạt tăng. Họ thường sống ở khu vực nông thôn hoặc ngoại ô, và vì vậy phải phụ thuộc vào ô tô cá nhân để đi lại. Các nhà quan sát miêu tả thành phần những người biểu tình là những người phải chật vật mới đủ tiền trang trải cuộc sống mỗi tháng.

Khi phong trào trở nên lớn mạnh, người biểu tình cũng đưa ra nhiều yêu sách hơn. Những yêu sách này có điểm chung là chúng đều phản ánh sự bức xúc của dư luận trước việc giá cả sinh hoạt tăng và những chính sách kinh tế của Tổng thống Macron.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 2

“Đây là những người Pháp đang gặp khó khăn trong việc cân bằng chi tiêu trong gia đình bởi những chi phí bắt buộc như thuê nhà, bảo hiểm, khí đốt đang ngày một trở nên đắt đỏ hơn”, các nhà phân tích Jorome Fourquet và Sylvain Manternach đưa ra trong nghiên cứu công bố hồi đầu tháng. “Họ cho rằng việc tăng thuế xăng dầu vốn là thứ họ phải sử dụng thường xuyên chính là một minh chứng nổi bật nhất cho điều này”.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 3

Trước diễn biến và quy mô đầy bất ngờ của phong trào Áo Vàng, chính phủ Pháp tỏ rõ sự lúng túng trong việc kiềm chế các cuộc biểu tình và giải quyết những yêu sách người dân đưa ra. Chính phủ của Tổng thống Macron đã vấp phải hàng loạt sai lầm, từ thái độ cứng rắn, không thỏa hiệp ban đầu cho đến những hành động bạo lực của các lực lượng an ninh sau đó sau đó. Họ không nhận thấy rằng chính những bước đi sai lầm này là điều khiến sự bức xúc trong dư luận và phong trào biểu tình được thổi bùng lên hơn nữa.

Những người biểu tình từ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp và quan điểm chính trị, không muốn lùi bước. “Tôi sẵn sàng ăn lễ Giáng sinh ở ngay vòng xuyến này”, một người biểu tình trả lời tờ Người Bảo vệ của Anh. Họ đòi hỏi hệ thống tài chính và hệ thống chính trị công bằng hơn, cụ thể hóa bằng việc áp dụng trở lại khoản thuế thu nhập đối với giới siêu giàu mà ông Macron đã bãi bỏ sau khi lên nhậm chức. Và quan trọng hơn nữa, họ muốn Tổng thống Macron - người giờ đây được mệnh danh là Tổng thống của nhà giàu”, phải ra đi.

Các cuộc biểu tình Áo Vàng diễn tiến với mức độ bạo lực vượt quá mức có thể chấp nhận tại một quốc gia châu Âu văn minh: một người phụ nữ cao tuổi thiệt mạng do lựu đạn của cảnh sát, một số học sinh sinh viên bị thương do súng cảnh sát, hơi cay - thứ vũ khí được liệt vào danh sách vũ khí hóa học và gần như bị cấm sử dụng ở mọi quốc gia châu Âu khác, được cảnh sát Pháp sử dụng khá rộng rãi khi trấn áp phong trào Áo Vàng. Truyền thông Pháp đưa tin về việc lực lượng an ninh nước này đã chuẩn bị sẵn một loại vũ khí hóa học có khả năng ảnh hưởng trong một diện tích lên tới 6 sân bóng đá chỉ trong vòng 10 giây.

Chính phủ Pháp tuyên bố họ e ngại những người biểu tình bạo lực sẽ xuất hiện để “phá phách và giết chóc”, bởi vậy việc chuẩn bị những biện pháp “vô tiền khoáng hậu” là cần thiết. Dù các cuộc biểu tình đã giảm nhiệt, cuối tuần qua vẫn có tới 89.000 cảnh sát được triển khai trên cả nước. Chỉ riêng tại Paris, 8.000 cảnh sát được triển khai.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 4

Tổng thống Macron lên nhận chức với lời hứa sẽ cải thiện triển vọng lâu dài của nền kinh tế Pháp. Tuy nhiên, cách xử trí vụng về của ông trước phong trào biểu tình Áo Vàng đã làm tổn hại tới những nỗ lực hồi phục nền kinh tế của ông.

Năm tuần biểu tình liên tục tại thủ đô Paris và nhiều thành phố, làng mạc trên khắp nước Pháp đã gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, đồng thời làm tổn hại hình ảnh nước Pháp trước các nhà đầu tư.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 5

Tính tới thời điểm tròn một tháng kể từ khi các cuộc biểu tình diễn ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị thiệt hại hơn 10 tỷ euro do bị đập phá và mất doanh số - một con số còn có thể tiếp tục tăng thêm. Với các nhà bán lẻ, các cuộc biểu tình đã diễn ra tại một thời điểm vô cùng bất lợi ngay trước dịp Giáng sinh - mùa mua sắm của người dân châu Âu. Các cuộc biểu tình đã làm tê liệt các quân trung tâm và làm phong tỏa các trung tâm thương mại. Liên đoàn Thương mại và Phân phối Pháp, tổ chức đại diện cho những chuỗi bán lẻ lớn nhất của Pháp cho biết, các nhà bán lẻ thiệt hại hơn 1 tỷ euro do mất doanh thu với các ngành hàng đồ chơi, may mặc và thực phẩm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

“Người tiêu dùng không muốn đi mua sắm. Họ không có tâm trạng nào để đi mua sắm trong lúc này,” ông Gontran Thuring, người đứng đầu Hội đồng Quốc gia các Trung tâm Thương mại nhận định. “Thật là một thảm họa nếu mùa mua sắm năm nay không thành công”.

“Đây là một thảm họa đối với các doanh nghiệp, “Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire thốt lên khi đi thị sát các cửa hàng bị đập phá ở Paris. “Đây là một thảm họa cho nền kinh tế của đất nước”. Ngành nông nghiệp cũng đối mặt với khoản thiệt hại hơn 13 tỷ euro sau hơn một tháng phong trào Áo Vàng phong tỏa đường xá, khiến nông sản không thể tới tay người tiêu dùng.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 6

Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề với tỉ lệ hủy phòng lên tới 25%. Các công ty lữ hành Mỹ và Nhật Bản đã khuyến cáo khách hàng không chọn các tour du lịch tới Pháp trong thời điểm này.

Còn những người khách đủ dũng khí để thăm thú Paris trong thời gian diễn ra biểu tình cũng đã có những trải nghiệm không lấy gì làm tích cực khi nhiều danh lam thắng cảnh bị đóng cửa, cửa hàng cửa hiệu không hoạt động. Gần như không còn chút gì ấn tượng của một thủ đô nghệ thuật, thời trang, ẩm thực của thế giới.

Thị trường việc làm thời vụ vốn rất nhộn nhịp mùa Giáng sinh cũng trở nên đìu hiu. Nhiều công ty đã đình chỉ kế hoạch tuyển dụng của mình, trong đó có chuỗi siêu thị Auchan tuyên bố ý định không tuyển dụng 4.000 lao động thời vụ theo kế hoạch để phục vụ mùa mua sắm.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 7

Bộ Tài chính Pháp đã công bố sẽ trợ giúp khẩn cấp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bằng biện pháp lùi thời hạn đóng thuế, cung cấp các khoản vay linh động ngắn hạn và đẩy nhanh tốc độ giải quyết chi trả bảo hiểm. Bên cạnh đó, các cửa hàng bị mất doanh số sẽ được phép mở cửa các ngày Chủ nhật - một điều bị cấm trên hầu hết lãnh thổ nước Pháp.

Khi các cuộc biểu tình Áo Vàng đã bắt đầu hạ nhiệt, các cửa hàng cửa hiệu bắt đầu thay thế những tấm cửa bị đập phá, trong chính quyền di dời, dọn dẹp những xe ô tô bị đối cháy trên đường phố. Các khẩu hiệu chống chính phủ cũng được tẩy rửa khỏi mặt tiền các tòa nhà, các danh thắng được dọn dẹp và mở cửa trở lại cho khách tham quan.

Việc thay thế hàng loạt radar giao thông bị đập phá trong các cuộc biểu tình cũng tiêu tốn một khoản ngân sách lớn do mỗi thiết bị này có giá lên tới hàng chục nghìn euro. Nhưng khó đong đếm hơn chính là những thiệt hại đối với hình ảnh của nước Pháp và những nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm đưa ra đất nước này ra với thế giới như một đất nước thân thiện, cởi mở với các nhà đầu tư.

Giới phân tích cho rằng vấn đề chính yếu mà nước Pháp phải đối mặt không phải những thiệt hại ngắn hạn do các cuộc biểu tình gây ra. Thách thức lớn nhất chính là việc nước Pháp phải duy trì được các nỗ lực cải cách và lực hấp dẫn của đất nước này.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 8

Trong một diễn biến muộn màng nhưng cần thiết, Tổng thống Emmanuel Macron tuần trước đã lần đầu tiên chính thức phát biểu trước dư luận kể từ khi bạo lực bùng nổ ở thủ đô Paris và có lời xin lỗi gửi đến những người biểu tình Áo Vàng.  “Tôi biết lời nói của tôi đã làm nhiều người tổn thương” – và hứa hẹn một gói tài chính lên tới 10 tỉ euro để hỗ trợ tiền lương và phúc lợi cho người lao động nghèo. Cụ thể, người đang nhận mức lương thấp nhất sẽ được hỗ trợ thêm 100 euro mỗi tháng, không tăng mức phí hưu trí cho những người thu nhập dưới 2000 euro một tháng, và tiền làm thêm, tiền thưởng cuối năm sẽ không bị đánh thuế.

Theo nhiều nhà quan sát, động thái nhượng bộ này của Tổng thống Macron có thể quá muộn để cứu vớt tỉ lệ ủng hộ đang sụt giảm nhanh chóng của ông. Theo khảo sát dư luận mới nhất được công bố hôm Chủ nhật vừa qua, tỉ lệ ủng hộ của ông Macron chỉ còn 23%, trong đó có tới 45% người dân cho biết họ “rất bất mãn” với sự lãnh đạo của ông này.

Nước Pháp đã quay lưng với cả hai chính đảng truyền thống để lựa chọn chính trị gia trẻ tuổi Emmanuel Macron, với hy vọng vị tổng thống với đường lối chính trị mới sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho nước Pháp. Nhưng giờ đây, hy vọng đang sụp đổ.

Trước lễ Giáng sinh, nước Pháp vẫn hỗn loạn ảnh 9
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?