Tự chủ đại học: Lối mở cho những bứt phá

Năm 2019 ghi nhận sự thành công của cả hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong đó, nổi bật là một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã có tên trên bảng xếp hạng của thế giới, đồng thời góp phần minh chứng cho sự phát triển của tự chủ đại học là bước đi đúng đắn. 


Trường ĐH Lạc Hồng là ĐH duy nhất của Việt Nam vào Top 4 cuộc thi Eco-Shell Marathon London 2019.
Trường ĐH Lạc Hồng là ĐH duy nhất của Việt Nam vào Top 4 cuộc thi Eco-Shell Marathon London 2019.

Bứt phá mạnh mẽ

Có thể nói, năm 2019 là một năm ghi nhận nhiều thành tựu nổi bật của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU). Theo GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU, trong mục tiêu phát triển, nhà trường đã xác định, thành tựu nghiên cứu khoa học và sáng tạo tri thức là yếu tố quyết định đối với chất lượng của một ĐH. Kết quả này là có tính tất yếu với TDTU, vì suốt 10 năm qua, nhà trường đã đầu tư bài bản và đúng hướng; cũng như áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH). 

“Chúng tôi cảm thấy vinh dự và được an ủi khi nỗ lực không ngừng nghỉ của mình đã có kết quả. Vinh dự này cũng thuộc về Việt Nam. Với chính sách tự chủ đại học đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã tạo những nền tảng cơ chế thuận lợi nhất cho các ĐH tự chuyển mình vươn lên trong gần 5 năm qua” - GS Lê Vinh Danh chia sẻ.

Ở một khía cạnh khác, PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (VLU), cho rằng trong năm 2019, GDĐH đã có những dấu hiệu rất tích cực để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa GDĐH. Thực tế cho thấy, mặc dù những e ngại của xã hội về GDĐH ngoài công lập ở một chừng mực nào đó vẫn còn, nhưng trên phương diện thể chế luôn có sự nhất quán, khuyến khích GDĐH ngoài công lập phát triển. Biểu hiện rõ nhất của xu hướng này là sự quy định thống nhất các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo của GDĐH, không phân biệt trường công với trường tư trong Luật GDĐH năm 2012 và năm 2018. 

Những quy định đó một mặt đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học cung ứng cho xã hội, mặt khác góp phần khẳng định chất lượng đào tạo của các trường tư, khẳng định vai trò của các trường tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trường đại học trong quá trình phát triển và do đó khoảng cách giữa GDĐH công lập và ngoài công lập đã dần dần trở nên mờ nhạt.

“Năm 2019, sự phân hóa giữa các trường đại học không chỉ trong nội bộ các trường tư, mà đã có sự cạnh tranh phân hóa giữa các trường công với các trường tư. Nhìn nhận của xã hội đã có sự chuyển biến mạnh mẽ: Không phải cứ trường công là chất lượng tốt và theo đó sẽ tuyển sinh dễ dàng. Một số trường tư thục đã trở thành điểm đến của sinh viên và giảng viên” - PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu chia sẻ.

 Đó là những thành tích đáng khích lệ, rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế - xã hội đất nước”, TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ. Đồng thời, TS Quỳnh cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn tới những thành công của GDĐH trong thời gian qua thì tự chủ đại học chính là nút mở quan trọng. “Nó mở lối cho các cơ sở GDĐH bứt phá: Tự chủ về chương trình, tự chủ về nhân sự với sự tham gia sâu của hội đồng trường, cơ chế tài chính linh hoạt, thúc đẩy giáo dục ngoài công lập phát triển.  

TS Nguyễn Vũ Quỳnh

Cũng trong năm 2019, Trường ĐH Lạc Hồng (LHU) luôn tạo được sự chú ý với các cuộc thi khoa học kỹ thuật, đặc biệt là đơn vị đã nhiều năm liền đoạt chức vô địch cuộc thi Robocon toàn quốc. Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng LHU, một trong những kết quả nổi bật của năm 2019 cho thấy chất lượng GDĐH đang được nâng lên chính là sự công nhận của quốc tế về chất lượng đào tạo.

Động lực để các trường làm mới mình

Những thành tựu đạt được trong năm 2019 sẽ là bước đệm quan trọng, cho phép các ĐH Việt Nam tự tin hội nhập và sánh vai với các ĐH lớn trên thế giới. Vì vậy, việc đổi mới cách dạy và học theo hướng tiệm cận quốc tế, trong đó chú ý đào tạo người học một cách toàn diện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, đẩy mạnh thực hiện NCKH và chuyển giao công nghệ sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường ĐH Việt Nam trong năm 2020. 

PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng VLU chia sẻ: Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, hy vọng thầy cô và sinh viên cần ý thức rõ yêu cầu thay đổi trong “cách dạy” và “cách học”. “Thầy cô phải không ngừng cập nhật kiến thức và những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng của người dẫn dắt, ứng dụng CNTT trong giảng dạy để hỗ trợ người học tiếp cận nhiều nhất, nhanh nhất với những thay đổi của công nghệ kỹ thuật. Người học cần có ý thức học chủ động, trải nghiệm nhiều hơn với tâm thế mình cần trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên mới này” - PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu tâm sự.

Tự chủ đại học: Lối mở cho những bứt phá ảnh 1

Ảnh minh hoạ

Nói về những kỳ vọng, dự định trong năm 2020, TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng LHU bày tỏ: “Tùy vào mục tiêu và sứ mệnh của cơ sở GDĐH mà các nhiệm vụ sẽ khác nhau. Bản thân tôi cho rằng, dù là triết lý, sứ mệnh gì thì vẫn phải đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, từ họ và vì họ, bởi vì bản chất của GDĐH là khai phóng. 

Trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, có lẽ thứ cần nhất đối với người học chính là kỹ năng học tập suốt đời” .Ở góc nhìn lạc quan về xã hội hóa và tự chủ trong giáo dục, PGS.TS Thái Bá Cần - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen cho rằng: Trong năm 2020, các trường tư sẽ phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các trường tự chủ sẽ phát triển thành công theo hướng trường công nhưng quản lý theo kiểu tư.

Việc các trường ĐH Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng quốc tế là tín hiệu đáng mừng, đáng biểu dương. Nhìn chung, mỗi bảng xếp hạng đều có những tiêu chí chất lượng cụ thể và chúng ta đáp ứng được thì người ta mới xếp hạng. Vấn đề còn lại các trường có tên trong bảng xếp hạng đó có tiếp tục duy trì phong độ của mình hay không thì còn phải chờ thời gian đánh giá. 
                                                                                                                    PGS.TS Thái Bá Cần
Theo GD&TĐ
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.