Từ khi nào 1/1 là ngày khởi đầu năm mới?

Julius Caesar được suy tôn là vị thần La Mã. Ông đã cho xây dựng bộ lịch Julius, lấy ngày 1/1 là khởi đầu của năm. Bộ lịch này đã được sử dụng trong hàng nghìn năm.
Chân dung Julius Caesar. Ảnh: Getty.
Chân dung Julius Caesar. Ảnh: Getty.

Theo một số sách, Romulus - người sáng lập thành Rome - đã tạo ra hệ thống lịch Romulus vào khoảng năm 753 TCN, dựa trên hệ thống âm lịch của người Hy Lạp.

Romulus ban hành lịch dựa vào chu kỳ của Mặt Trăng, mỗi năm có 10 tháng, bắt đầu từ tháng ba và kết thúc vào cuối tháng 12. Vì chỉ có 10 tháng nên một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ trăng không được đưa vào lịch. Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa với làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.

Vị vua thứ hai của La Mã là Numa Pompillus đã cải tiến lịch Romulus thành lịch Numa gồm 12 tháng, mỗi năm có 355 ngày (năm nhuận 385 ngày).

Đến thời kỳ Cộng hoà La Mã (khoảng năm 450 TCN), lịch Numa được sửa đổi thành lịch Cộng hoà La Mã. Hai năm có tháng nhuận sẽ có lần lượt 377 và 378 ngày, hai năm còn lại có 355 ngày.

Theo thời gian, lịch đặt theo chu kỳ của Mặt Trăng dần bộc lộ điểm yếu, không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa.

Dựa trên bộ lịch này, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn 1/1 làm ngày khởi đầu năm mới từ năm 153 TCN. Tuy nhiên, sự kiện này ít được tôn trọng do tập quán văn hóa, chính trị ở các vùng khác nhau của La Mã.

Đến thời của Julius Caesar (100-44 TCN), hệ thống lịch trên được cải tiến một cách căn bản thành lịch Julius. Lịch Julius được Julius Caesar giới thiệu năm 46 TCN, có hiệu lịch năm 45 TCN, được chia thành 12 tháng, ngày nhuận được thêm vào tháng hai sau mỗi 4 năm. Vì thế, năm Julius trung bình dài 365,25 ngày.

Bộ lịch mới của Julius Caesar được áp dụng rộng rãi trên toàn đế quốc La Mã. 1/1 được chọn làm ngày đầu năm. Để tưởng nhớ ông, thượng nghị viện dùng tháng sinh nhật của Julius Caesar (tháng 7) đặt tên thành tháng July.

Lịch Julius có hạn chế là cứ sau 134 năm lại có một ngày dư. Năm 1582, lịch Julius được thay thế bằng lịch Gregorius có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, vì thông tin chậm trễ và cả lý do tôn giáo, nhiều nước không áp dụng lịch Gregorius ngay. Anh, Mỹ đến năm 1752 mới theo lịch này. Nga chỉ theo lịch này sau năm 1917.

Từ khi nào 1/1 là ngày khởi đầu năm mới? ảnh 1

Trước khi được thay thế bằng lịch Gregorius, bộ lịch của Julius Caesar được áp dụng rộng rãi trên toàn đế quốc La Mã. 1/1 được chọn làm ngày đầu năm.

Ngoài ra, một số nhà thờ chính thống (ví dụ như ở Nga, Serbia và Georgia) tiếp tục tổ chức lễ hội tôn giáo theo lịch Julian.

Theo sách Bí sử hậu cung, Julius Caesar - người cho xây dựng bộ lịch Julius - là nhà quân sự hiển hách,  được xếp ngang hàng Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon Bonaparte.

Julius Caesar sinh ra trong gia đình quý tộc danh tiếng lẫy lừng bấy giờ. Năm 60 TCN, ông được bầu làm quan chấp chính tối cao của Cộng hòa La Mã. Từ đây, Caesar bắt đầu chiến dịch chinh phạt Gaule để được cử làm thống đốc xứ này.

Ông chinh phục hoàn toàn lãnh thổ của nước Pháp, phần lớn Thụy Sĩ và Bỉ, một phần nước Đức, nối liền vùng đất từ cực Tây của châu Âu tới sông Reih (Đức) và sáp nhập vào đế quốc La Mã.

Theo ghi chép của các nhà sử học phương Tây, khoảng 800 thành trì ở châu Âu bị Caesar chinh phục. Đó được xem là chiến dịch quân sự lớn nhất thế giới kể từ sau thời của Alexander Đại đế.

Ông được xem là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất, chính trị gia xuất sắc của lịch sử thế giới cổ đại. Sau khi bị ám sát năm 44 TCN Julius Caesar được suy tôn là một trong những vị thần của La Mã.

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, trận đánh ngày 9/8/48 TCN tại Pharsalus (Hy Lạp) đã quyết định sự nghiệp của ông. Caesar và đồng minh đã đánh bại đội quân đội La Mã dưới sự chỉ huy của Gnaeus Pompeius Magnus.

Theo Zing
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.