Phong trào #MeToo đã xuất hiện trên các tiêu đề báo chí toàn cầu vào năm ngoái, làm nổi bật sự bất bình đẳng mà phụ nữ phải đối mặt ở nơi làm việc và trong sinh kế của họ. Đây là một điểm sáng phải tiếp tục phát huy để soi rọi sâu sát hơn cuộc sống hay những góc khuất của phụ nữ, kể cả trong lĩnh vực môi trường. Phụ nữ chiếm 80% số người buộc phải di dời do biến đổi khí hậu và dễ bị tổn thương hơn khi mùa khô ảnh hưởng đến mùa màng, thiếu nước rút hay thiếu hụt củi. Những vấn đề về khí hậu môi trường này buộc phụ nữ phải làm việc nhiều hơn để chăm sóc gia đình mình. Tại Thung lũng Brahmaputra (Ấn Độ), các cô gái bỏ học khi xảy ra lũ lụt vì họ cần dành nhiều thời gian hơn để thu thập nguyên, nhiên liệu và trữ nước từ sông. Trong khi đó, một nghiên cứu của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) với sự hợp tác của chức Phụ nữ Liên hiệp quốc được công bố vào năm 2015 cho thấy, chỉ 12% trong số 881 cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực môi trường - ví dụ như bộ thủy sản hoặc bộ lâm nghiệp - ở 193 quốc gia thành viên LHQ được điều hành bởi phụ nữ.
Tháng 12 năm ngoái, Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới đã cho thấy, sẽ mất 202 năm để đạt được bình đẳng kinh tế giữa nam và nữ còn bình đẳng về chính trị sẽ cần thêm 108 năm theo tốc độ như hiện tại. Sự thay đổi cũng diễn ra một cách khác biệt rất nhiều giữa các khu vực, Nam Á dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách giới tính chung trong vòng 70 năm, trong khi Đông Á và Thái Bình Dương tụt lại gần một thế kỷ với thời gian dự kiến là 171 năm.
Tại IUCN, chúng tôi khẳng định rằng phụ nữ đại diện cho 3,5 tỷ giải pháp cho những thách thức toàn cầu cấp bách nhất. Dữ liệu cho chúng ta biết rằng phụ nữ cũng như vấn đề bình đẳng giới là nhân tố quan trọng khi nói đến việc bảo tồn và bảo vệ môi trường của chúng ta. Ví dụ, các nghiên cứu về các ngành lâm nghiệp và thủy sản chứng minh rằng việc trao quyền cho phụ nữ trong việc ra quyết định quản lý tài nguyên địa phương có thể dẫn đến quản trị và bảo tồn tốt hơn.
Năm 2019, khi cộng đồng môi trường hướng tới khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020, IUCN sẽ dựa trên ý tưởng của các thành viên để xác định chương trình hành động bảo tồn tại Đại hội bảo tồn thế giới IUCN, sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2020, một chương trình với nhiều tham vọng hơn và ít bất bình đẳng giới hơn. Là mạng lưới môi trường đa dạng và lớn nhất thế giới, IUCN từ lâu đã tin tưởng vào sự tham gia có ý nghĩa, bình đẳng và thực chất của cả phụ nữ và nam giới để đạt được sự phát triển bền vững. Với một Chương trình có sự tham gia của hơn 150 quốc gia bao gồm cơ quan nhà nước, cơ quan xã hội dân sự trên khắp mọi nơi trên trái đất, IUCN là chất xúc tác cho hành động và thay đổi. Tổ chức của chúng tôi là một phương tiện quan trọng thông qua đó trao quyền cho phụ nữ và đẩy nhanh bình đẳng giới. Đây là lý do tại sao gần đây chúng tôi đã cập nhật Chính sách trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới của IUCN. Chính sách này đảm bảo rằng bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ được công nhận và giải quyết một cách có hệ thống và toàn diện trong các dự án của IUCN và danh mục dự án của IUCN được cải thiện thông qua cách tiếp cận phù hợp với giới.
IUCN sẽ tổ chức Tuần lễ nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, bắt đầu bằng tuyên bố này. Ngày Quốc tế Phụ nữ không chỉ là một ngày, một tuần hay một năm. Mà tư tưởng vì phụ nữ nên được đưa vào cuộc sống hàng ngày cùng những giá trị quan trọng mà ngày này đem lại.
Bây giờ là thời gian để thực hiện những hành động có ý nghĩa. Như Malala Yousafzai đã hỏi về việc giáo dục và trao quyền cho các cô gái chỉ hai tháng trước: 10 năm tới sẽ như thế nào? Điều đó phụ thuộc vào tất cả chúng ta. Với kiến thức đi kèm nghĩa vụ tuyệt đối phải hành động, các phong trào như #MeToo là một tiêu điểm được đào tạo về quyền của phụ nữ và nam giới. Chúng ta phải nắm lấy cơ hội để thắp sáng những hành động này ở khắp mọi nơi và đưa chúng ta đến gần hơn với sự thành công của công cuộc bình đẳng giới toàn cầu.