Tuyệt chiêu "tán gái" "tề gia" của người đàn ông 12 vợ, 36 con

Hơn 12 vợ và 36 đứa con, lạ là ông Chu vẫn có thể “tề gia”, giữ gìn cuộc sống êm ấm “trên bảo dưới nghe” một cách ngoạn mục.
Tuyệt chiêu "tán gái" "tề gia" của người đàn ông 12 vợ, 36 con

Câu chuyện xử lý ông lão đa thê này như thế nào, có lẽ không còn xét đến nữa, vì ông đã “khuất núi” cách đây chín năm. May mắn cho ông là khi mất đi, các bà vợ vẫn thuận hòa, và đàn con 36 người thậm chí còn đoàn kết hơn nữa.

Ông Trần Viết Chu (trước đây sống ở thôn Cầu Nhi, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đã qua đời cách đây 9 năm, thọ 77 tuổi. Hơn 12 vợ và 36 đứa con, lạ là ông Chu vẫn có thể “tề gia”, giữ gìn cuộc sống êm ấm “trên bảo dưới nghe” một cách ngoạn mục. Mới tháng 3/2014, có một người đàn bà 40 tuổi (còn nhỏ tuổi hơn cả cháu đích tôn của ông) dắt thêm một cậu con trai 16 tuổi về nhận ông Chu là chồng và cha đẻ.

Tuyệt chiêu "tán gái" "tề gia" của người đàn ông 12 vợ, 36 con - anh 1

Con trai trưởng của ông Chu: “Anh em chúng tôi rất đoàn kết và không hề trách cha”.

Người đàn ông nhiều vợ bậc nhất miền Trung

Ông Chu (1927 - 2005) sinh ra trong gia đình 5 anh chị em, quê ở làng Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đến năm 1965, ông đi làm và định cư luôn ở xã Hải Chánh. Ông làm thợ nề, làm “cai” rồi lên chủ thầu xây dựng.

Thời trẻ, ông to con, đẹp trai, khỏe mạnh, gương mặt chữ điền, cằm vuông, răng rất trắng đều và đặc biệt ăn nói hết sức có duyên. Những lúc rảnh rỗi, đi chơi đâu ông cũng áo quần chỉnh tề, rồi vẩy thêm nước hoa thơm phức, nụ cười luôn nở trên môi. Lúc đã ngoài 60 tuổi, ông mua được chiếc xe máy hiệu Ba Bét Ta nên càng thường xuyên đi “cua” gái ở các vùng khác nhiều hơn, vẫn bỏ áo vào quần, mũ phớt, trông “phong độ” trẻ trung. Bản thân không uống rượu, không cờ bạc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, chỉ uống nước đun sôi để nguội. Trong trí nhớ những bà vợ và đàn con, ông Chu ăn rất khỏe, mỗi bữa gần hai lon gạo.

Năm 17 tuổi, ông đem lòng yêu thương một cô gái láng giềng rất xinh đẹp. Hai người đã đến với nhau và sinh được một người con gái, suốt ngày đôi vợ chồng trẻ này chỉ biết làm lụng và vun vén cho hạnh phúc của gia đình mình. Do đó, ruộng đồng rộng mênh mông, trâu bò, lợn gà rất nhiều. Nhưng niềm vui “ngắn chẳng tày gang” thì bà qua đời vì lâm bệnh hiểm nghèo. Khi người vợ đầu khuất núi, ông phải "gà trống nuôi con". Nên ông quyết định “đi thêm bước nữa” và người vợ thứ hai sinh cho ông đến 9 người con.

Tuyệt chiêu "tán gái" "tề gia" của người đàn ông 12 vợ, 36 con - anh 2

Bia đá tuy là to nhất nhưng ghi không thể hết tên vợ và các con ông Chu.

Sau đó, ông tiếp tục mang thêm vợ về nhà đồng thời cũng có một số bà ở ngoài. Ông Chu là một người rất nam tính, tính tình lại hết sức đa cảm, thương người, bởi thực tế phần lớn vợ của ông Chu đều nằm trong diện "cụt đọt" (chết chồng, chồng bỏ). Tuy vậy vẫn có trường hợp đang có chồng nhưng đi làm thuê cho ông, cảm mến tình cảm về bỏ chồng theo ông luôn.

Theo ông Trần Đính (64 tuổi) con trai trưởng của ông Chu: “Trước lúc cha tôi qua đời, ông có để lại 1 cuốn nhật ký ghi lại tên tuổi, địa chỉ những người vợ của mình, đồng thời có viết khả nghi có con trong thời gian vào năm nào. Lúc đó, tôi mới biết và liệt kê được 11 bà gồm năm vợ ở Hải Chánh, một vợ ở Kim Long, một vợ ở Đà Nẵng, một vợ ở Lâm Đồng, một vợ ở Nghệ An, một vợ ở Đông Hà và một vợ đã sang Thái. Nhưng theo tôi đây vẫn là số liệu chưa đầy đủ, vì cha tôi vẫn còn con rơi, con rớt ở ngoài chưa về nhận cha hết mà thôi. Có ai tới thì anh em chúng tôi sẵn sàng vui vẻ, đón tiếp và chấp nhận hết”

Các bà vợ đẻ tới tấp, liên tục, thậm chí có lần hai bà đẻ cùng một ngày. Hầu như tháng nào ông Chu cũng có bà vợ mang thai, nếu tính trong gia phả thì ông đã có 36 người con tất cả, các con ông đã đều đi làm và rào rào lấy vợ, cưới chồng. Cháu nội ngoại của ông thì cũng đã hơn 173 đứa. Ông nhiều vợ nhưng trong các con ông chỉ có một anh con của bà vợ ba, có 3 vợ mà thôi, còn các người khác đều chung thủy 1 vợ, 1 chồng. Xa hơn, có đứa cháu gọi ông Chu bằng chú ruột thì cũng có tới 5 vợ.

Tuyệt chiêu tán gái

Ông cưới vợ về, bước đầu tiên là ông có trách nhiệm dựng một túp lều để các bà ở chăm sóc con cái và thuận tiện cho việc ông “lui tới”. Xóm này đều ở cạnh nhà của ông, ông mang về được “5 bà”, trước đây đều là nhà lụp xụp, tạm bợ. Nhưng đến thời điểm này đã khang trang và hoành tráng.

Một cô giáo mới về hưu là hàng xóm của ông Chu kể rằng: “Ông muốn đưa ai về nhà để làm vợ thì đều phải thông qua bà vợ thứ hai, sau đó những người đàn bà này đều đem 1 đòn chả, 1 con gà trống, 1 gói trà đến để xin phép với bà về sống chung ở xóm này. Các bà “em” đều nghe răm rắp lời người vợ lớn này. Mỗi bà một việc, người thì đan lát, người tráng bánh, người theo ông làm thợ nề, đi củi, buôn ve chai kiếm sống và cũng tự nuôi con của mình.

Có một điểm hay nữa ở xóm này tình hình an ninh trật tự hết sức được đảm bảo, không hề có gây gổ, đánh đập, cãi vã hay to tiếng giữa các bà với nhau. Trước đây anh em cùng cha khác mẹ do đang còn nhỏ nên thi thoảng cũng to tiếng nhưng có ông Chu xuất hiện thì đều im phăng phắc”.

Có thời gian xóm này do ông Chu giữ chức “xóm trưởng” luôn, ông điều hành mọi hoạt động và đặt ra quy định như bà vợ đến sau phải chấp hành bà vợ trước, ông có quyền quyết định mọi hoạt động trong xóm. Mỗi bà phải tự làm lấy mà ăn rồi nuôi con, không được ai xin ai và cũng không vòi tiền bạc ông trưởng xóm Chu. Tiền bạc do ông trưởng xóm làm ra là để nuôi bản thân ông, số còn lại để dành giúp đỡ các gia đình có hoạn nạn, bất trắc. Tất cả các gia đình phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tiết kiệm chung của xóm. Quỹ này do ông trưởng xóm giữ. Các bà vợ có thể “cấm cửa” ông nếu ông không công bằng từ tiền bạc đến chuyện phòng the.

Tuyệt chiêu "tán gái" "tề gia" của người đàn ông 12 vợ, 36 con - anh 3

Lăng của người đàn ông có tới “một tá” bà vợ.

Bà Thu, một người vợ của ông tiết lộ “bài” chinh phục phụ nữ của chồng mình như sau: “Chồng tôi làm nghề xây dựng thường là đi xây nhà nên nay đây mai đó, chủ nhà có thể không có chồng hay những phụ thợ nề giúp việc cho ông là phái nữ. Nếu ông đã có đối tượng cần chinh phục thì lúc nhà sắp làm xong, ông đi mua một nải chuối thật đẹp và xin với chủ nhà:

“Mải mê đi làm ăn lâu ngày, bây giờ mới chợt nhớ hôm nay là ngày giỗ của người vợ đã quá cố của tôi. Có nải chuối, bánh trái và thẻ nhang, xin phép chủ nhà được thắp nhang ngoài trời, tưởng nhớ đến người vợ đã khuất trước đây”. Ông đã đánh trúng được vào tâm lý của người phụ nữ, một phần như ông muốn nói mình đã mất vợ và đang cô đơn, phần khác ông vẫn quan tâm đến người vợ kia nên cũng sẽ quan tâm đến những bà này trong tương lai”.

Bà vợ này kể tiếp: “Cúng bái xong ông tiếp tiếp tục tâm sự về sự vất vả, cô đơn và muốn “đối tượng” sẽ làm vợ của mình, ông cũng hứa hẹn rất điều hay với cái miệng “dẻo như kẹo kéo”, thế là cá cắn câu luôn. Bản thân tôi cũng không phải là ngoại lệ. Khi đã chiếm được trái tim của họ thì ông đều muốn những người này về ở xóm của ông, để ông dễ bề chăm lo, qua lại.

Trước đây cũng từng có thêm 2 bà về ở xóm này nhưng sau đó theo con đi ở nơi khác nên phải xa xóm. Hiện trong xóm có 5 nóc nhà là vợ của ông sinh sống, trong đó có 2 bà đã theo ông về với tổ tiên. Tôi nhớ thi thoảng chúng tôi có ghen nhau, nhưng chị cả thường nói “nếu mà ghen thì chị đã không chấp nhận mấy đứa em về, nên các em cố mà sống với nhau” thế là mọi chuyện cứ êm đềm trôi”.

May mắn vợ hòa thuận, con đoàn kết

Ngày đám tang của ông, vất vả nhất là “thầy cúng” khi phải đọc tên tất cả vợ rồi con và các cháu của ông Chu. Con trai trưởng của ông không thể biết hết tên các em dâu, em rể và các cháu nên tên tuổi lại được bổ sung, cập nhật liên tục. Đến khi tính tiền, bình thường mỗi đám tang, tiền cúng 2, 6 triệu nhưng đám của ông phải trả đến 3,1 triệu vì… đọc nhiều.

Rồi lúc xây lăng cho ông, việc ghi tên vào bia của vợ và con cũng gặp rất nhiều rắc rối. Tuy cái bia của ông được đặt ở tận TP Huế, to nhất nhưng cũng không thể ghi hết tên con nên anh em mới bàn nhau chỉ có những ai về bịt tang và lo cho đám mới được ghi tên vào bia, sau này nếu có điều kiện thì bổ sung sau. Trong bia chỉ ghi được 6 vợ, 12 người con trai và 9 người con gái.

Những người con của ông hầu hết đều chưa học xong cấp 1 và những đứa con trai thì theo nghề cha đi làm thợ xây. Tuy trình độ thấp nhưng bây giờ rất nhiều người đã tương đối khá giả và những người con tiếp tục “tăng” lên. Cách đây 2 năm, có 2 chị em gái hiện đang ở Đak Nông về tìm cha, rồi cuối tháng 3 vừa rồi có một phụ nữ gốc ở Kim Long (TP Huế) hiện đang sinh sống ở TP.HCM dẫn theo một người con trai mới 16 tuổi cũng về đây nhận là vợ và con của ông, đồng thời cũng xin ra mắt dòng tộc tìm về cội nguồn của tổ tiên, hiện bà này vẫn ở vậy để nuôi con. Không biết cậu con trai 16 tuổi này đã phải là con út của ông hay chưa? Mọi người cũng phải chờ thời gian mới biết được.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.