UNESCO kêu gọi các nước ưu tiên giáo dục mầm non trong chính sách công

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tại Hội nghị UNESCO về Chăm sóc và Giáo dục Mầm non tại Tashkent, Uzbekistan từ ngày 14-16/11/2022, các quốc gia thành viên của UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đã cam kết đầu tư ít nhất 10% tổng chi tiêu giáo dục quốc gia cho giáo dục mầm non, đồng thời đảm bảo mức lương và điều kiện làm việc của nhân viên mầm non ít nhất ngang bằng với lương của giáo viên tiểu học.
Hội nghị Thế giới về Chăm sóc và Giáo dục Mầm non tại Uzbekistan.
Hội nghị Thế giới về Chăm sóc và Giáo dục Mầm non tại Uzbekistan.

Đại diện các quốc gia đã tái khẳng định cam kết đảm bảo ít nhất có một năm giáo dục mầm non miễn phí, phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững SDG 4 – Giáo dục chất lượng (Quality Education), đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Nghiên cứu về khoa học thần kinh và khoa học xã hội cho thấy 85% sự phát triển của não bộ diễn ra trong năm năm đầu đời. Đặc biệt, ba năm đầu đời là giai đoạn sống còn để đánh thức tiềm năng của trẻ. Nhằm kêu gọi sự chú ý đến giai đoạn phát triển quan trọng này và đổi mới các cam kết đối với việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, hơn 2.500 đại biểu từ 147 quốc gia thành viên UNESCO đã tập trung tại Hội nghị toàn cầu về Chăm sóc và Giáo dục Mầm non, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, nhà giáo dục và chuyên gia trong ngành.

Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO nhận định: “Đầu tư vào thời thơ ấu là bước đi quan trọng để giảm bất bình đẳng xã hội, vốn bắt đầu ngay cả trước khi những đứa trẻ được sinh ra. Trong một thời gian dài, mầm non là một điểm mù trong chính sách công. Tăng tài trợ, cả trong nước và quốc tế, sẽ tạo ra sự khác biệt cho các thế hệ tương lai.”

Văn kiện cuối cùng của hội nghị - “Tuyên bố Tashkent” được các quốc gia thông qua vào ngày cuối cùng của hội nghị, tái khẳng định quyền được hưởng nền giáo dục mầm non của tất cả trẻ em, và kêu gọi các bên liên quan quan tâm nhiều hơn đến giáo dục môi trường để đảm bảo rằng các em được nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững bắt đầu ngay trong những năm đầu đời.

Theo Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nhỏ ở cấp độ toàn cầu và phát triển các giải pháp chung cho những vấn đề này là rất cấp bách. Ông Shavkat kêu gọi đưa giáo dục mầm non trở thành chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh về tương lai của Liên hợp quốc vào năm 2024.

Một báo cáo của UNESCO chuẩn bị cho hội nghị cho thấy: trên toàn cầu, tỷ lệ tham gia giáo dục mầm non đã tăng đáng kể trong 10 năm, từ 46% năm 2010 lên 61% vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia ở nhóm thu nhập thấp chỉ ở mức 20%, trong khi phân bổ ngân sách cho giáo dục mầm non ở các nước này chiếm 2% tổng ngân sách giáo dục. Hiện nay, cứ bốn trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ chưa từng được học mẫu giáo, chiếm 33 triệu trong tổng số 134 triệu trẻ.

Một trong những trở ngại là thiếu giáo viên mầm non và người chăm sóc có trình độ. UNESCO ước tính rằng cần có thêm 9,3 triệu nhà giáo dục toàn thời gian để phổ cập giáo dục mầm non vào năm 2030. Những thách thức khác bao gồm sự phân mảnh chính sách và thiếu cung cấp dịch vụ công.

Vào năm 2023, UNESCO sẽ làm việc với các đối tác của mình để xác định các tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về chứng nhận chuyên môn của các nhà giáo dục mầm non, giống như những tiêu chuẩn đã tồn tại đối với giáo viên tiểu học và trung học. UNESCO cũng sẽ lên kế hoạch hợp tác với các đối tác, bao gồm UNICEF và Ngân hàng Thế giới để xuất bản báo cáo toàn cầu về giai đoạn mầm non để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách công, ước tính công bố hai năm một lần.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.