ASEAN cùng các đối tác thúc đẩy chuyển đổi số, giáo dục toàn diện

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tiếp nối chuỗi hội nghị quan trọng của ASEAN do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đăng cai tổ chức, với vai trò Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, ngày 14/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 (với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) lần thứ 6 và Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN-EAS lần thứ 6.
Bộ trưởng, đại diện phụ trách Giáo dục các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN-EAS lần thứ 6 tại Hà Nội. Ảnh: moet.gov.vn
Bộ trưởng, đại diện phụ trách Giáo dục các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN-EAS lần thứ 6 tại Hà Nội. Ảnh: moet.gov.vn

Tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3, Việt Nam và Trung Quốc là đồng Chủ tịch hội nghị này. Việt Nam đã trình bày những điểm nổi bật của Hội nghị Quan chức cấp cao giáo dục ASEAN+3 lần thứ 12 được tổ chức ngày 12/10. Các đại biểu cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, giúp mở rộng các mối quan hệ hợp tác ASEAN+3, hướng tới một cộng đồng thịnh vượng và phát triển.

Hội nghị đã ghi nhận các tuyên bố của Chủ tịch, đồng Chủ tịch và Bộ trưởng Bộ Giáo dục của ba nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; đồng thời xem xét, thông qua dự thảo Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 6.

Trong Tuyên bố chung, các thành viên ASEAN cùng xác định nhu cầu chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục để đảm bảo người dân được trang bị các kỹ năng, năng lực và giá trị phù hợp nhằm giải quyết những thách thức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thế giới việc làm đang thay đổi.

Tiếp đó, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN-EAS lần thứ 6 diễn ra chiều 14/10, với sự tham dự của Bộ trưởng Giáo dục, đại diện phụ trách Giáo dục các nước ASEAN+3; ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng Thư ký ASEAN và đại biểu từ các nước đối tác Mỹ, Australia, New Zealand, Nga, Ấn Độ. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại hội nghị, Việt Nam đã trình bày những điểm nổi bật của Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục Đông Á ASEAN-EAS tổ chức ngày 12/10, đồng thời ghi nhận những thông tin được chia sẻ và trao đổi về các vấn đề liên quan. Các đại biểu cùng lắng nghe Ban Thư ký ASEAN trình bày tóm tắt về các cuộc họp liên quan khác kể từ Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao Đông Á ASEAN-EAS lần thứ 5.

Hội nghị cũng đã xem xét và thông qua dự thảo Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao ASEAN-EAS Đông Á lần thứ 6.

Tuyên bố chung nhấn mạnh lại tầm quan trọng của nỗ lực phối hợp giữa các ngành và đặc biệt khuyến khích tất cả các nước tham gia EAS tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác trong việc thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động phù hợp với trọng tâm là giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng ở bậc Tiểu học, Trung học, giáo dục kỹ thuật-đào tạo nghề và giáo dục đại học.

Trong khuôn khổ chương trình, với tư cách là Chủ tịch sắp tới và nước chủ nhà, Thái Lan đã thông báo về thời gian và địa điểm dự kiến của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 7 và Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục cấp cao ASEAN-EAS Đông Á lần thứ 7 sẽ được tổ chức vào năm 2024.

Kết thúc chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 11-14/10, đại diện các nước đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhận hiệu quả vai trò Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, dẫn dắt ngành giáo dục ASEAN theo sự chỉ dẫn trong Kế hoạch Công tác ASEAN về Giáo dục giai đoạn 2021-2025 cũng như đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 cùng các Hội nghị liên quan.

Ngay từ khi đảm nhận nhiệm vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã xây dựng chủ đề và 5 ưu tiên phù hợp với bối cảnh ngành giáo dục các nước đang ứng phó với những ảnh hưởng của dịch COVID-19. Từ tháng 3/2022 đến nay, giáo dục Việt Nam và các nước ASEAN đã đạt nhiều kết quả đáng kể.

Dự kiến, từ nay đến hết nhiệm kỳ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ tập trung triển khai thúc đẩy, chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh vì đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến việc học, dẫn đến việc hổng kiến thức, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của các em. Tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam thực hiện tại Hội nghị COP 26 và sẽ phối hợp với các nước đối tác tổ chức các chương trình trực tuyến bồi dưỡng cho giáo viên phương thức giảng dạy về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tạo không gian chung để sinh viên các nước ASEAN và ASEAN+3 chia sẻ về khởi nghiệp trong giới trẻ.

Bình luận
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.