UNESCO, từ quá khứ, hiện tại tới tương lai

0:00 / 0:00
0:00
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập vào tháng 11/1945 và chính thức đi vào hoạt động năm 1946. Hiện UNESCO có 193 thành viên và 11 thành viên liên kết. Ngoài trụ sở chính tại Paris, Pháp, UNESCO còn có hơn 50 văn phòng, viện và trung tâm trực thuộc tại nhiều nơi trên thế giới.
UNESCO, từ quá khứ, hiện tại tới tương lai

UNESCO là một trong những tổ chức chuyên môn lớn nhất của Liên hợp quốc (LHQ), có nhiệm vụ thắt chặt hợp tác giữa các nước trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa nhằm đảm bảo hòa bình và tôn trọng công lý, luật pháp, quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, theo tinh thần Công ước của tổ chức này. Sau 75 năm chính thức đi vào hoạt động, có thể nói UNESCO đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. UNESCO đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại thông qua gần 2.300 di sản thế giới; bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu thông qua 169 công viên địa chất toàn cầu, 727 khu dự trữ sinh quyển thế giới. UNESCO cũng in dấu đậm nét trong việc xóa mù chữ, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp; chia sẻ, phổ biến tri thức, tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”. UNESCO đã khẳng định vai trò và vị thế của một tổ chức hợp tác trí tuệ của thế giới, “phòng thí nghiệm của các ý tưởng”, đồng thời được coi là tổ chức đại diện cho lương tri và trí tuệ của nhân loại.

Đánh giá về vai trò của UNESCO, ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự phiên họp lần thứ 41 của Đại hội đồng UNESCO đang diễn ra tại trụ sở tổ chức ở thủ đô Paris, nhấn mạnh trong 75 năm qua, UNESCO đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hòa bình và phát triển bền vững theo cách riêng của mình là bảo tồn những giá trị tốt đẹp của quá khứ, đồng hành với sự phát triển của hiện tại và xây dựng tầm nhìn cho tương lai.

Theo ông Mai Phan Dũng, thế giới ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mới nổi. Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự bất bình đẳng về phát triển, biến đổi văn hóa-xã hội tiêu cực…vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến chuyên môn của UNESCO và đặt ra những yêu cầu mới đối với tổ chức..

Để bảo vệ và phát huy những thành tựu trong thời gian qua cũng như khẳng định vai trò và vị thế trong giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững thế giới, UNESCO đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng gặp không ít khó khăn.

Về cơ hội, nổi bật nhất là các thành viên đều ủng hộ vai trò trung tâm của UNESCO trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Bên cạnh đó, UNESCO đã tạo dựng thành công hình ảnh và dấu ấn trên khắp thế giới với vai trò đi đầu trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới, trong việc xóa mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp trên toàn cầu và hiện diện trong hành trình phát triển của mỗi trẻ em trên Trái Đất.

Bản thân tổ chức này đã có nhiều nỗ lực cải tổ nội bộ, hướng tới là một nhân tố chủ chốt trong các lĩnh vực chuyên môn, là diễn đàn đối thoại tri thức, đại diện cho mọi nền văn hóa, mọi tư tưởng của nhân loại, với cách tiếp cận nhân văn, liên ngành. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan chuyên môn duy nhất của LHQ phụ trách về khoa học - vấn đề được nhiều thành viên, nhất là các quốc gia đang phát triển quan tâm, UNESCO có khả năng phát huy vai trò “phòng thí nghiệm các ý tưởng”, tổ chức hợp tác trí tuệ để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đa phương về nội dung này, nhất là khoa học mở.

Tuy nhiên, UNESCO cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, như khó khăn về nguồn lực, bao gồm nhân lực và tài chính để triển khai các chương trình, dự án. Bên cạnh đó, dù là cơ chế hợp tác chuyên môn đa phương thuần túy, UNESCO cũng không tránh khỏi xu hướng chính trị hóa một số vấn đề giữa các quốc gia thành viên, phần nào làm ảnh hưởng đến hợp tác chuyên môn.

Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn di sản với việc đảm bảo sinh kế cho cộng đồng dân cư bản địa, giữa việc bảo tồn giá trị lịch sử với việc phát triển và sức ép từ cuộc sống hiện đại khiến cho công tác bảo tồn cũng gặp nhiều khó khăn.

Năm 2021 đánh dấu tròn 45 năm Việt Nam gia nhập UNESSCO. Việt Nam chia sẻ mục tiêu, sứ mệnh, coi trọng vai trò và các hoạt động của UNESCO nhằm góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác trí tuệ vì phát triển bền vững; ủng hộ các nỗ lực cải tổ để trở thành một tổ chức dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn.

Chia sẻ về sự tham gia và những đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động của UNESCO, ông Mai Phan Dũng nêu rõ quan hệ Việt Nam - UNESCO có thể được tóm tắt bằng ba từ “toàn diện, thực chất và hiệu quả”.

Sau 45 năm gia nhập tổ chức này, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm. Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng tổ chức và giải quyết các vấn đề chung và cũng được thụ hưởng nguồn vốn, tri thức, tư vấn chính sách của UNESCO.

Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như thành viên Hội đồng Chấp hành, Ủy ban Di sản thế giới, Hội đồng Điều phối quốc tế thuộc Chương trình Con người và Sinh quyển (ICC-MAB), Ủy ban liên chính phủ hải dương học khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC WESTPAC). Việt Nam đã cử đại diện, chuyên gia giữ một số vị trí quan trọng tại các cơ quan chuyên môn của UNESCO và đóng góp thiết thực cho việc xây dựng tổ chức, giải quyết các vấn đề lớn mà UNESCO và các thành viên quan tâm.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ với UNESCO trên các lĩnh vực chuyên môn, thực hiện mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững, đưa ra nhiều đề xuất giải quyết hài hòa giữa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới, gìn giữ các di sản tư liệu, các công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam.

Hợp tác Việt Nam-UNESCO đã được nâng cấp nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới trụ sở UNESCO ngày 5/11 vừa qua, với việc hai bên ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2029. Trong cuộc hội kiến bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao UNESCO luôn đồng hành với Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác hơn nữa để đưa quan hệ đối tác Việt Nam – UNESCO lên một tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn, nhất là tập trung chia sẻ tri thức, ý tưởng, thúc đẩy các mô hình và danh hiệu, hỗ trợ nâng cao năng lực vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bao trùm ở Việt Nam.

Với mong muốn đóng góp thực chất và hiệu quả hơn nữa về các vấn đề mà UNESCO đang xử lý, nhất là trong triển khai các chiến lược, chương trình, dự án hỗ trợ các quốc gia phục hồi sau đại dịch COVID-19 và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, Việt Nam đã ứng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban liên chính phủ Công ước di sản phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026, Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027. Đồng thời, với kinh nghiệm của ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, làm cầu nối trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa UNESCO với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các tổ chức khu vực khác trong thời gian tới.

Có thể nói, sau hơn 75 năm hình thành và phát triển, với nhiệm vụ khẳng định những sứ mệnh nhân văn của giáo dục, khoa học và văn hóa, các chương trình của UNESCO đã, đang và sẽ góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững do LHQ đề ra. Trong bối cảnh thế giới đang biến động không ngừng với nhiều thách thức phức tạp, UNESCO được kỳ vọng tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trong các nỗ lực đa phương để giải quyết các xung đột văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ và chất lượng giáo dục; nghiên cứu biến đổi văn hóa - xã hội do sự phát triển quá nhanh của khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; duy trì sự đa dạng của các nền văn hóa, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của thế giới. Và như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm tới trụ sở UNESCO ngày 5/11 vừa qua, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả cho công việc chung của UNESCO.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?