Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 1: Vì sao 9 ứng viên xét hàm Giáo sư, Phó Giáo sư Y dược xin rút lui?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dư luận chưa kịp hết bàng hoàng vì phát hiện có tới 55 người có “uy tín” mua bằng giả tại Đại học Đông Đô thì lại tiếp tục choáng váng trước nghi án về một “đường dây mua bán bài báo khoa học” trên tạp chí trong và ngoài nước nhằm “lấy điểm” cho các ứng viên xét tuyển Giáo sư, Phó Giáo sư… 
Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 1: Vì sao 9 ứng viên xét hàm Giáo sư, Phó Giáo sư Y dược xin rút lui? ảnh 1

Tạp chí Genetics and Molecular Research (viết tắt: GMR) đăng tải hàng loạt bài của các ứng viên đang chờ xét tuyển hàm GS, PGS. Ảnh: Kiều Trang.

Bài 1: Vì sao 9 ứng viên xét hàm Giáo sư, Phó Giáo sư Y dược xin rút lui?

Ngày 27/11, một nguồn tin của Ngày Nay cho biết, đến nay đã có 9 ứng viên tham gia xét duyệt phong hàm giáo sư, phó giáo sư năm 2020 và yêu cầu này đã được chấp thuận. Nguyên nhân mà 9 người này xin rút lại “nguyện vọng” là chưa đủ những yêu cầu theo quy định trong đợt phong tặng này. Cụ thể hơn, theo điều tra của phóng viên Ngày Nay thì có nhiều người liên quan những bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nước ngoài. Đáng lưu ý, đến thời điểm này, có 2/9 người xin rút lại hồ sơ phong hàm giáo sư, phó giáo sư năm nay có liên quan (có thể là nạn nhân) tới một nghi án đường dây mua bán bài báo khoa học của tạp chí nước ngoài có tên là Genetics and Molecular Research (GMR).

9/40 chủ động thoái lui

Trước những lùm xùm trong đợt xét phong hàm giáo sư năm 2020, đã có 9/40 người chủ động xin rút hồ sơ vì… liên quan tới vấn đề bài báo trên tạp chí khoa học nước ngoài. Đáng lưu ý, đến thời điểm này, có 2/9 người xin rút lại hồ sơ phong hàm Phó Giáo sư, Giáo sư năm nay có liên quan (có thể là nạn nhân) tới một nghi án đường dây mua bán bài báo khoa học của tạp chí nước ngoài có tên là Genetics and Molecular Research (GMR).

Theo thông tin Ngày Nay có được, vụ việc bắt nguồn từ việc 11 thư tố cáo (qua địa chỉ email) tố cáo 16 ứng viên GS, PGS ngành y và ngành dược đưa vào hồ sơ xét các bài báo khoa học trên các tạp chí “dởm” là tạp chí Open Access (OA), mà vẫn được Hội đồng khoa học ngành xét cho qua.

Ngay sau khi xuất hiện các đơn thư, giáo sư Phạm Đức Chính, thành viên đương nhiệm của Hội đồng Giáo sư ngành cơ học và GS Nguyễn Ngọc Châu (từng trải qua 3 nhiệm kỳ là thành viên của hội đồng giáo sư ngành đã gửi báo cáo lên Hội đồng Giáo sư nhà nước và Vụ Thanh tra (Bộ GD-ĐT) về những ứng viên PGS, GS của mùa xét danh hiệu năm nay, bị tố cáo là không đủ tiêu chuẩn.

Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, nội dung đơn thư tố cáo cho rằng nhiều ứng viên kể trên không đủ điều kiện bài công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế, có ứng viên giáo sư ngành y nhưng toàn bộ công bố đăng trên tạp chí ngành dược, hoặc đăng trên các tạp chí OA (tạp chí mở) được cho rằng "giá trị khoa học không cao", một số trong hơn 10 ứng viên không đủ điều kiện nhưng vẫn “cố đấm ăn xôi”.

Vụ việc “nóng” lên khi ông Doãn Minh Đăng, hiện đang làm việc ở công ty IAV GmbH, CHLB Đức tố cáo vấn đề xuất bản bài báo khoa học của các ứng viên GS/PGS hai ngành Y, Dược trên các tạp chí quốc tế, đáng chú ý là có những tạp chí chất lượng kém, có dấu hiệu là loại tạp chí “ăn thịt” (predatory journal), lại đóng vai trò là nơi chủ lực đăng bài báo cho nhiều ứng viên GS/PGS ở hai ngành này. Đây là điều đáng lo, vì khi họ không phân biệt được những tạp chí dỏm cần tránh, mà lại nắm vai trò lãnh đạo các hướng khoa học của ngành, thì dễ dẫn dắt ngành đó tiêu tốn tiền của và công sức cho những thứ không có giá trị khoa học.

Đáng lo thêm nữa, là nhiều ứng viên phụ thuộc bài báo vào tạp chí chất lượng kém (không đáng tính điểm), có cả người có dấu hiệu vi phạm liêm chính học thuật, lại được thông qua trong danh sách thông qua ban đầu của Hội đồng Giáo sư ngành Y và ngành Dược…

Cũng trong đơn thư, ông Đăng yêu cầu làm rõ có hay không việc Hội Di truyền Y học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về Gen y học lầ thứ nhất (phiên đặc biệt) ngày 18/10/2020 tại Việt Nam (Special Session-First International Medical Genetics Conference in Vietnam) tại Trường Đại học Y Hà Nội và xuất bản số đặc biệt trên tạp chí Genetics and Molecular Research.

Đồng thời thư phản ánh cũng yêu cầu làm rõ Bác sĩ Lê Thị Quyên và BS. Lê Thị Minh Phương, Giáo sư Nguyễn Thị Trang là ai?

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 1: Vì sao 9 ứng viên xét hàm Giáo sư, Phó Giáo sư Y dược xin rút lui? ảnh 2

Thư mời Tham dự Hội nghị Di truyền Y học lần 2-2020 trên website hội Di truyền Y học Việt Nam. Ảnh: Kiều Trang.

Hội đồng Giáo sư ngành Y rơi vào thế …“việt vị”

Trước vấn đề này ngày 16/11/2020, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y năm 2020 đã có công văn gửi tới Chủ tịch Hội đồng Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội và Chủ tịch Hội Di truyền Y học Việt Nam cung cấp thêm các thông tin xác thực để Hội đồng Giáo sư ngành Y 2020 báo cáo Hội đồng Giáo sư Nhà nước về những nội dung sau:

Thường trực Hội đồng Giáo sư ngành Y năm 2020 đã nhận được thông tin về việc Hội Di truyền Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về Gen y học lần thứ nhất (phiên đặc biệt) ngày 18/10/2020 tại Việt Nam (Special Session-First International Medical Genetics Conference in Vietnam) tại Trường Đại học Y Hà Nội và xuất bản số đặc biệt trên tạp chí Genetics and Molecular Research. Theo thông tin trên trang web của Tạp chí Genetics and Molecular Research: https://www.geneticsmr.com/special-session-first-international-medical-genetics-conference-vietnam. Ban biên tập đặc biệt (special session editors) bao gồm 03 người: Giáo sư Nguyễn Thị Trang, Phó Tổng thư ký Hội Di truyền Y học Việt Nam và là cán bộ giảng dạy của Bộ môn Y sinh học Di truyền, thuộc Trường Đại học Y Hà Nội; Bác sỹ Lê Thị Quyên và Bác sỹ Lê Thị Minh Phương là các bác sỹ nội trú của Bộ môn. Trên trang web của Tạp chí có số báo đặc biệt sẽ xuất bản các bài báo của một số ứng viên GS, PGS ngành y năm 2020. Các bài báo này đã được các ứng viên Giáo sư, Phó Giáo ngành y năm 2020 khai trong mẫu MS1 (bản đăng ký chức danh GS, PGS).  

Hội nghị quốc tế đầu tiên về Gen y học lần thứ nhất (phiên đặc biệt) ngày 18/10/2020 tại Việt Nam đã được tổ chức vào thời gian nào và địa điểm nào?

Giáo sư Nguyễn Thị Trang đã được phong chức danh Giáo sư năm nào và Hội đồng nào phong chức danh Giáo sư?

Bác sĩ Lê Thị Quyên và Bác sĩ Lê Thị Minh Phương là bác sỹ nội trú của Bộ môn Y sinh học Di truyền và thành viên của Hội Di truyền Y học Việt Nam không?

Giáo sư Nguyễn Thị Trang cùng 2 bác sỹ trên có đủ tư cách pháp nhân và được Chủ tịch Hội Di truyền Y học Việt Nam phân công tổ chức Hội thảo và xuất bản các bài báo trên ở Tạp chí Genetics and Molecular Research không?

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 1: Vì sao 9 ứng viên xét hàm Giáo sư, Phó Giáo sư Y dược xin rút lui? ảnh 3

Công văn của GS.TS Đặng Vạn Phước (Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y)

Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay thì đến nay hội nghị mà Tạp chí GMR đưa ra chỉ là tin tào lao. Trong khi, bà Nguyễn Thị Trang cũng chưa phải Giáo sư mà là Phó Giáo sư. Hai Bác sỹ còn lại tuy là thành viên trong Hội Di truyền Y học Việt Nam nhưng đều không hề có chuyện được phân công tổ chức hội thảo, xuất bản các bài báo trên tạp chí GMR. 

Tiến sỹ Doãn Minh Đăng là ai?

Tiến sỹ Doãn Minh Đăng sinh năm 1981 tại Cần Thơ, hiện đang công tác tại công ty IAV GmbH, CHLB Đức.

Trong đơn tố cáo, Tiến sỹ Doãn Minh Đăng chỉ ra: “Bên cạnh một số ứng viên thể hiện được năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế tốt, thì có những người phụ thuộc vào những tạp chí chất lượng kém này để đủ điểm bài báo quốc tế cho tiêu chuẩn GS/PGS. Đây là điều đáng lo, vì khi họ không phân biệt được những tạp chí dỏm cần tránh, mà lại nắm vai trò lãnh đạo các hướng khoa học của ngành, thì dễ dẫn dắt ngành đó tiêu tốn tiền của và công sức cho những thứ không có giá trị khoa học.”

Cuối đơn, Tiến sỹ Đăng đề nghị: “Cho những đợt xét Giáo sư, Phó Giáo sư sau này, tôi đề nghị các hội đồng Giáo sư ngành nên mời chuyên gia bên ngoài để đánh giá chất lượng các bài báo khoa học của các ứng viên, thay vì chỉ đếm bài và so theo danh mục tạp chí. Các hội đồng Giáo sư ngành cũng nên được bầu chọn để thành viên hội đồng là những người nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và đủ năng lực đánh giá toàn diện các ứng viên.”.

Bài 2: Khi các ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư Việt Nam chém gió trên Tạp chí Khoa học “tào lao”

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.