Ước hẹn 10 ngày

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ ngày mai, Tết coi như đã bắt đầu, người Việt Nam bắt đầu tính ngày bằng lịch âm, hăm ba, hăm tư, hăm lăm tháng Chạp… Và chắc chắn trong mỗi người chúng ta, đều âm thầm mong đợi một điều kỳ diệu, một chiến dịch ngăn bệnh hiệu quả như năm 2020, để còn ăn Tết.
Ước hẹn 10 ngày

Mùa đông, lần thứ ba, dịch tái bùng phát dữ dội. Không tìm ra được nguyên nhân cũng như nguồn khởi phát, người ta bắt đầu đưa ra giả thuyết mới đã từng phủ nhận trong hai làn sóng dịch trước đó: Lây nhiễm qua không khí. Báo chí làm nỗi hoảng sợ lan rộng hơn, và các đoàn kiểm tra y tế thì bối rối khi có nhiều ca nhiễm bệnh sống trong môi trường rất sạch sẽ. Chỉ có một người đi đủ nhiều tới từng ngõ phố, xóm chợ, hầm mỏ… quan sát và ghi nhận để hoài nghi rằng không phải không khí mà chính việc tiếp xúc trực tiếp mới là nguyên nhân truyền nhiễm bệnh. Ông vạch ra một biểu đồ địa lý về các ca nhiễm bệnh trong khoảng thời gian 10 ngày, để rồi tìm ra một cụm bệnh nhân có điểm chung là cùng lấy nước tại một máy nước công cộng, gần máy nước lại có một hầm phân và nguồn nước nhiễm độc chính là khởi phát dịch bệnh.

Đây là câu chuyện về dịch tả ở nước Anh năm 1854, và người đàn ông đó là John Snow, người tiên phong trong lĩnh vực dịch tễ học. Ngày 16/6/1858, John Snow bị tai biến mạch máu não và qua đời. Cho đến ngày ông chết, giả thuyết của ông vẫn chưa được giới y khoa chấp nhận. Các quan chức y tế vẫn tin rằng “ám khí” (miasma) là nguyên nhân của dịch tả. Đến năm 1884, giả thuyết của John Snow được làm sáng tỏ khi nhà vi sinh học người Đức, Robert Koch, phát hiện vi khuẩn tả Vibrio cholerae, và chứng minh rằng vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh tả. Từ đó, mỗi khi đề cập đến bệnh tả, cái tên John Snow đều được nhắc đến như là một nhân vật lịch sử, người có công nghiên cứu bệnh tả và qua đó góp phần chinh phục bệnh này ở qui mô toàn cầu sau đó.

Có một điều chắc chắn, những người lao vào vùng dịch bệnh đang hoành hành để đương đầu, khoanh vùng và dập dịch, không phải vì thành tích bảng vàng. Ít người biết rằng, chính ông Vũ Đức Đam – trong làn sóng nCoV đầu tiên ập vào Việt Nam – đã phải tự cách ly với vợ con mình, tại nhà. Việc nước phải làm thì phải làm, còn sự an toàn của gia đình thì người đàn ông cũng phải tự biết trách nhiệm. Đó là thứ chúng ta không chia sẻ được.

Đã qua đúng một năm kể từ sự kiện Vũ Hán, cho đến giờ cả thế giới đã oằn mình chịu đựng ba làn sóng hoành hành của nCoV. Cứ mỗi khi những con số thống kê dịu xuống một chút, thì rồi ngay sau đó dịch lại bùng lên dữ dội hơn, với những biến thể khó lường hơn.

Với sự nỗ lực thần kỳ (chữ Thần kỳ này là quốc tế dành cho Việt Nam, không phải tự phong), Việt Nam đã vượt qua nửa cuối năm 2020 bằng cách kiểm soát khá tốt không để lây nhiễm nCoV ra cộng đồng. Các ca nhiễm bệnh từ nước ngoài về đều được phát hiện và cách ly ngay tại cửa khẩu. Sự bình yên lâu đến mức, người ta đã không còn đeo khẩu trang nữa, các rạp chiếu phim đã có những bộ phim doanh thu trăm tỷ bán ra hàng triệu vé, các khu du lịch đã chạy những chương trình khuyến mãi lớn, các giải chạy marathon hàng nghìn người tổ chức khắp nơi, báo cáo cuối năm của ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng 2,65% còn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.

Tất cả những điều đó tạo ra một áp lực mới, một áp lực không tưởng: Miễn dịch trên quy mô toàn quốc. Toàn dân háo hức đón Tết Nguyên Đán với tâm thế đó.

Cho nên, khi đột nhiên nCoV tái bùng phát tại Quảng Ninh, Hải Dương, rồi lan ra Hà Nội và… Thì thực tế trở nên rất khó chấp nhận. Chúng ta khó chấp nhận rằng với một dịch bệnh nguy hiểm và phức tạp như COVID-19, ngay cả những quốc gia hùng mạnh cả về tài chính, sự phát triển của khoa học – y tế, những quốc gia có vị trí địa lý rất đặc biệt, về cơ bản cho đến giờ vẫn vô phương chống đỡ. Cái mà đông đảo người dân Việt Nam nhìn vào, là một sự êm ấm an toàn dễ chịu bỗng chốc tan biến, sự âu lo quay lại, những khoản thưởng Tết đột nhiên chỉ còn là hộp mứt, thậm chí một chuyến tàu trở về quê đoàn tụ với người thân cũng bất khả thi.

Từ ngày mai, Tết coi như đã bắt đầu, người Việt Nam bắt đầu tính ngày bằng lịch âm, hăm ba, hăm tư, hăm lăm tháng Chạp… Và chắc chắn trong mỗi người chúng ta, đều âm thầm mong đợi một điều kỳ diệu, một chiến dịch ngăn bệnh hiệu quả như năm 2020, để còn ăn Tết.

Xin hãy hiểu, nếu chúng ta mong mỏi phép màu đó ở đây, trong nhà mình, vẫn còn công việc, vẫn có người thân ở bên. Thì có 8.000 công nhân của Tập đoàn Than Khoáng sản đang cách ly, nguy cơ đình trệ sản xuất là hiển hiện. Thì có hàng trăm héc ta đào, quất, hoa cảnh và nông sản nông dân chăm bón sớm hôm cả năm trời để cung ứng cho Hải Dương, Hà Nội, đang không thể vận chuyển đi tiêu thụ. Thì có 56 đứa trẻ ở trường tiểu học Xuân Phương đang phải cách ly tại trường, và các cháu sẽ đón Tết ở đấy, trong các phòng học.

Ông Vũ Đức Đam, trong suốt một năm qua, ít được nhắc tới với vai trò Phó Thủ tướng. Người dân nhớ tới ông với vài trò Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, người luôn có mặt ở những điểm nóng dịch bệnh, người đã trực tiếp điều tiết phối hợp các nguồn lực y tế - quân đội – hải quan – chính quyền cơ sở - khoa học công nghệ và người dân, chặn đứng thành công hai làn sóng dịch tưởng như không thể ngăn cản nổi.

10 ngày, là thời gian John Snow đặt ra để khoanh vùng cho phán đoán nguồn gốc dịch tả. 10 ngày, là thời gian ông Đam tự đặt ra, trong một hy vọng chặn đứng làn sóng dịch COVID-19 lần thứ ba, để nhân dân kịp đón Tết Nguyên Đán. Đúng thế đó, nếu điều đó thành hiện thực, thì chúng ta có Tết. Chỉ vậy thôi, cái hạn định có phần nôn nóng ấy, là bởi vậy.

Sáng nay, cũng như những ngày qua, vẫn liên tiếp xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng. Một cách thực tế, nên hiểu rằng cái thời hạn 10 ngày dập dịch là rất khó khả thi rồi. Nhưng đó có phải là một sự thất hứa không? Đó có phải là một lời hứa không? Cần suy nghĩ về câu trả lời một cách bình tĩnh và rộng lượng.

Mà đó không chỉ là sự cảm thông với một con người – đó là sự cảm thông với cả một đội ngũ hàng vạn con người đang im lặng nơi tuyến đầu chống dịch, không phải chỉ 10 ngày, mà suốt cả một năm qua.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.