Nhà thờ chính tòa Bourges

[Ngày Nay] - Bourges là thành phố La Mã cổ đại của Avaricum, nằm ở vùng Center-Val-de-Loire, là một trong những cộng đồng Kitô giáo đầu tiên của xứ Gaul. Nhà thờ Saint-Étienne của Bourges là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Bourges, đây là một trong những nhà thờ kiểu Gothic đặc trưng của Pháp với những kiệt tác vĩ đại của nghệ thuật và sự thống nhất trong thiết kế.
Nhà thờ chính tòa Bourges

Các tác phẩm điêu khắc và cửa sổ kính màu Tiffany của nó đặc biệt nổi bật. Ngoài vẻ đẹp của kiến trúc, nó còn làm chứng cho sức mạnh của Kitô giáo ở Pháp thời trung cổ.

Nhà thờ chính tòa Bourges ảnh 1

Năm 1195, Henri de Sully, Tổng giám mục Bourges, bắt đầu quyên góp để xây dựng một nhà thờ lớn cho giáo phận Bourges, thay thế cho nhà thờ kiểu La Mã được xây dựng từ thế kỉ 6. Việc xây dựng được bắt đầu cùng năm 1195 và đến năm 1214 thì khoảng một nửa nhà thờ đã được hoàn thành.

Nhà thờ chính tòa Bourges ảnh 2

Sau khoảng 10 năm gián đoạn do khó khăn trong việc quyên góp kinh phí, phần gian giữa và hành lang phía Tây bắt đầu được xây dựng năm 1225 và kéo dài đến năm 1230 thì gần như hoàn tất. Tuy vậy phải chờ đến ngày 13 tháng 5 năm 1324, nhà thờ mới chính thức được khánh thành.

Nhà thờ chính tòa Bourges ảnh 3

Nhà thờ Bourges có diện tích 5.900 mét vuông. Gian giữa của nhà thờ rộng 15 mét và cao 37 mét, cửa vòm cuốn cao 20 mét; vòm lối đi bên trong cao 21,3 mét và lối đi bên ngoài cao 9,3 mét.

Nhà thờ chính tòa Bourges ảnh 4

Việc sử dụng các trụ đỡ bay (flying buttresses) đã được sử dụng để giúp cấu trúc của tòa nhà được chắc chắn và kiên cố. Tuy nhiên, vì đây là một kỹ thuật khá mới, người ta có thể dễ dàng thấy các bức tường vẫn được làm khá dày để lấy lực. Vòm sáu múi được sử dụng để mở rộng gian giữa.

Nhà thờ chính tòa Bourges ảnh 5

Các đặc điểm đáng chú ý nhất của nhà thờ là phối cảnh của các bức tường bên và sự thống nhất của không gian bên trong. Các tác phẩm điêu khắc ở cửa phía bắc và phía nam, trên các ô trên cửa của “Cửa phán xét cuối cùng” (ở trung tâm của mặt tiền phía tây) và các tác phẩm điêu khắc khác như màn che cây thánh giá là các ví dụ nổi bật về nghệ thuật Gothic. Các thế kỷ sau để lại dấu ấn của chúng trên thánh đường: các cửa sổ kính màu như một cuốn bách khoa toàn thư thực sự về nghệ thuật này của thế kỷ 14, 15 và 16.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?