Vấn nạn bọ rệp tại Paris đang bị mạng xã hội 'thổi phồng'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Phòng khám của bác sĩ da liễu Zeina Nehme thường tiếp đón vài bệnh nhân bị rệp cắn khi đi du lịch mỗi năm. Rồi chính bác sĩ Nehme cũng tới Paris, nơi được cho là tâm điểm của "đại dịch" rệp tại châu Âu, để chứng thực lời đồn.
Vấn nạn bọ rệp tại Paris đang bị mạng xã hội 'thổi phồng'

Trước khi đi Paris, Nehme đã gặp hàng loạt bài đăng trên mạng xã hội nói về sự tràn lan của loài bọ rệp tại Pháp và hiện được cho là đã lây lan sang Vương quốc Anh.

Nhưng nữ bác sĩ da liễu, người sống ở thủ đô Beirut của Lebanon, cho biết cô không gặp phải bất kỳ phiền toái nào trong kỳ nghỉ cuối tuần của mình tại Paris liên quan tới rệp.

"Vì là bác sĩ da liễu và thường xuyên đăng các bài trên tài khoản phòng khám của mình, tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu đăng một đoạn phim về rệp”, Nehme nói. “Tôi tích cực tìm kiếm bọ rệp tại tàu ngầm, nhà hàng và phòng ngủ để chụp ảnh và quay phim. Nhưng không hề có gì".

Cynthia Starkey, một luật sư có trụ sở tại Phoenix (Mỹ), cũng đã cảnh giác trước bọ rệp khi cô và con gái gần đây đến thăm Paris trong chuyến đi kéo dài 3 tháng tại châu Âu. Tuy nhiên, giống như Nehme, hai mẹ con Starkey không gặp phải bất kỳ con rệp nào.

Trên thực tế, Starkey cho biết, hầu hết sự hoảng sợ về tình hình vệ sinh tại Paris xuất phát từ gia đình và bạn bè cô. Thậm chí một người chị gái của Starkley còn nhắn tin cho cô rằng Thế vận hội Mùa hè 2024 sẽ bị hủy bỏ vì vấn nạn bọ rệp.

Khi lướt các mạng xã hội hiện nay, không khó để người dùng gặp được các bài đăng hiển thị hình ảnh bọ rệp được phát hiện đang ẩn náu trong các ghế ngồi nơi công cộng và ga giường.

Theo một số nhà côn trùng học và khách du lịch, thực tế khác với trên mạng. Mặc dù nạn bọ rệp thực sự đang diễn ra, nhưng tình hình thực tế đang bị truyền thông và mạng xã hội thổi phồng hơn thực tế.

“Rệp, hơn bất kỳ loài gây hại nào, thu hút sự chú ý của mọi người và tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng chỉ thu hút được sự chú ý của giới truyền thông hơn là một đợt bùng phát thực sự”, theo phó giáo sư Zach DeVries từ Khoa côn trùng học, Đại học Kentucky (Mỹ).

Các thông tin về nạn bọ rệp tại Paris bắt đầu xuất hiện từ sự kiện Tuần lễ thời trang, diễn ra từ ngày 25/9 đến ngày 3/10, với một số video ghi lại cảnh loài bọ này đang bò trên ghế các phương tiện công cộng.

Sau đó, những tín đồ thời trang tại Paris bắt đầu đăng tải các thông tin về rệp trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông chính thống cũng nhanh chóng chạy theo xu hướng.

Chính quyền Paris nhanh chóng vào cuộc và hứa sẽ dập tắt vấn nạn này. Thậm chí theo tờ Le Monde, Đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron đã cam kết vào ngày 3/10 rằng họ sẽ đưa ra dự luật chống lại “tai họa” rệp.

Trong bối cảnh người dân Paris và du khách đang ngày càng hoảng loạn, Bộ trưởng Y tế Pháp Aurélien Rousseau đã khuyến cáo công chúng giữ bình tĩnh, khẳng định rằng “không có lý do gì để gây hoảng loạn chung” và “Pháp chưa bị rệp xâm chiếm”.

Những hình ảnh về "cuộc xâm lăng" của loài bọ rệp đã bắt đầu lan sang các thành phố khác của châu Âu, trong đó có London. Một số du khách bắt đầu bày tỏ lo ngại rằng lũ bọ đang "quá giang" từ Paris đến thủ đô Vương quốc Anh trên chuyến tàu Eurostar.

Thị trưởng London Sadiq Khan cho biết các nhà chức trác đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh những vấn đề mà Paris đang phải đối mặt.

Rất khó để có được những con số chính xác về vấn nạn rệp tại Paris. Một thống kê được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xuất phát từ một cuộc khảo sát của Anses, Cơ quan An toàn & Sức khỏe Thực phẩm, Môi trường và Nghề nghiệp Pháp, cho biết hơn 1/10 hộ gia đình Pháp đã bị rệp xâm nhập trong 5 năm trước.

Giống với Vương quốc Anh, nhiều quốc gia Tây Âu khác, trong đó có Hà Lan, đang có các biệp pháp phòng chống rệp. Các quan chức y tế công cộng Hà Lan cho biết nước này chưa ghi nhận dấu hiệu nào về nạn bọ rệp.

Tuy nhiên, tại Bỉ, các bác sĩ ở thành phố Antwerp đang “giăng hồi chuông cảnh báo” về sự lây lan của rệp từ Paris.

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).