Vụ Giám đốc sở mất trộm chim: Nuôi chim hoang dã có phạm luật?

Việc nuôi chim Chào mào - loài chim hoang dã, tự nhiên của ông Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam có hợp pháp hay không?
Vụ Giám đốc sở mất trộm chim: Nuôi chim hoang dã có phạm luật?

Liên quan đến vụ án hình sự trộm chim nhà Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam, ngoài vấn đề liên quan đến tính hợp lý khi khởi tố vụ án thì còn một vấn đề rất quan trọng cần phải xem xét đến. Đó là việc nuôi chim Chào mào - loài chim hoang dã, tự nhiên của ông Giám đốc Sở có hợp pháp hay không?

Để có cái nhìn đa chiều trong vụ việc, PV đã có buổi trao đổi với luật sư Trương Anh Tú - Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú.

Theo luật sư Tú, việc nuôi dưỡng các loài động vật quý hiếm trong đó có các loài chim đang được xem là thú vui ở nhiều tầng lớp nhân dân. Nhiều người sẵn sàng bỏ cả triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu chỉ để sở hữu loại độc đáo, quý hiếm. Người ngắm thì xuýt xoa, người chơi thì tự hào nhưng không phải tất cả những thú chơi này đều đúng pháp luật.

“Đối với loài chim chào mào, theo tôi được biết thì loài này không sinh sản trong môi trường nuôi lồng, vì vậy nguồn gốc của những con chim này chỉ có thể đến bằng hai cách, thứ nhất là nhập khẩu, thứ hai là săn - bẫy trong rừng Việt Nam. Cả hai nguồn gốc này đều tiểm ẩn khả năng vi phạm pháp luật.

Vì “Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau. ..” VàNhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.” Đây là lời nói đầu của Công ước CITES năm 1973, chúng ta tham gia vào Công ước năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121/178 quốc gia,

Vụ Giám đốc sở mất trộm chim: Nuôi chim hoang dã có phạm luật? ảnh 1

Tư gia của ông Lê Phước Hoài Bảo - Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam nơi bị mất trộm chim.

Loài Chào mào được ghi nhận tại mục 22.6 của Công ước này và được Bộ NN&PTNN nước ta đưa vào danh mục các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Theo đó, hai văn bản này đều ghi nhận Loài Chào mào thuộc Phụ lục II là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

Để bảo vệ những loài này, chúng ta đã ban hành hàng loạt các quy định, chẳng hạn tại điều 5, Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 đã nghiêm cấm đối với các hành vi “Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật”.

Để vận chuyển, cất giữ hay nuôi các loài động thực vật này đòi hỏi phải có “giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp” nếu động vật có nguồn gốc Việt Nam, đòi hỏi phải xuất trình trước một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất nếu Chim có ngồn gốc nước ngoài, tất cả quy trình này đều phải tuân thủ các chuẩn mực và được đặt dưới sự giám sát của CITES.

Như vậy, để được sở hữu hợp pháp một động vật quý hiếm, độc đáo cũng rất công phu, nếu không muốn nói là bất khả thi, nếu không cẩn thận người nuôi sẽ vi phạm hành chính thậm chí vi phạm pháp luật hình sự theo quy định tại Điều 190, BLHS (sửa đổi bổ sung năm 2009).

Trở lại vấn đề: Giám đốc sở bị mất chim Chào mào. Tôi không rõ rằng chim Chào mào của ông Lê Phước Hoài Bảo - Giám đốc sở đã có giấy phép hay chưa, nhưng chim Chào mào nói chung thuộc loại động vật hoang dã, do đó cần thiết phải xác minh nguồn gốc của chim Chào mào.

Trong trường hợp đây là loại chim quý hiếm trong danh sách thì ông Giám đốc sở cần phải có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không xuất trình được các loại giấy tờ này thì việc nuôi các loài chim, động vật hoang dã sẽ được xem là vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính, với mức phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.

Vụ Giám đốc sở mất trộm chim: Nuôi chim hoang dã có phạm luật? ảnh 2

Chim chào mào là chim hoang dã, việc nuôi nhốt có khả năng bị xử phạt vì vi pháp luật.

Trong trường hợp không thể xuất trình được những giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc nuôi chim (“giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp” nếu động vật có nguồn gốc Việt Nam, hoặc “giấy phép xuất khẩu” nếu Chim có ngồn gốc nước ngoài) thì chúng ta sẽ xử lý tang vật theo quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2008, theo đó tùy từng trường hợp mà chúng ta có thể xử lý như sau: Trả lại tự nhiên, Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES;

Trong trường hợp bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật tại Việt Nam. Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa..; Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật ...; Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua để xuất khẩu, thì việc xuất khẩu phải thực hiện theo quy định của Công ước CITES; Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh.

Dưới góc nhìn khoa học hình sự, khi người nuôi không hợp pháp thì những chú chim đó không được pháp luật coi là tài sản, không phải là tài sản thì hành vi chiếm đoạt cũng không xâm phạm quyền sở hữu. Như vậy chúng ta sẽ không có cơ sở để xử lý về “Tội trộm cắp sản”. Trước đây tôi có tham gia bào chữa cho một vụ án ma túy, trong đó có đối tượng lén lút lấy trộm một bánh Heroin của người khác rồi đem bán, nhưng đối tượng này đương nhiên không thể bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản, mặc dù kẻ bị mất phải bỏ ra hơn 10.000 usd để mua.

Vụ Giám đốc sở mất trộm chim: Nuôi chim hoang dã có phạm luật? ảnh 3

Luật sư Trương Anh Tú: Khi người nuôi không hợp pháp thì những chú chim đó không được pháp luật coi là tài sản, không phải là tài sản thì hành vi chiếm đoạt cũng không xâm phạm quyền sở hữu. Như vậy chúng ta sẽ không có cơ sở để xử lý về “Tội trộm cắp sản”.

Theo tôi cả người mất và người chiếm đoạt nhiều khả năng đều bị xử phạt hành chính theo tinh thần điều Điều 21 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.

Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này) bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

Như vậy, xuất phát từ vụ việc Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam bị mất chim chào mào chúng tôi muốn nhắn gửi đến những người có thú vui sưu tập, nuôi dưỡng cái loài chim, loài động vật quý hiếm về việc cần thiết phải có nhận thức đúng đắn về việc nuôi, nhốt các loài động vật hoang dã, tránh trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.

Theo Dân trí
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.