Treo cổ, dùng thuốc độc và bắn súng tự sát là những phương pháp phổ biến nhất. WHO cũng thúc giục ác chính phủ có kế hoạch ngăn ngừa nạn tự tử để giúp mọi người giải quyết các căng thẳng và giảm thiểu việc tự tìm đến cái chết.
“Tự tử là một vấn đề sức khỏe công cộng toàn cầu. Mọi lứa tuổi, giới tình và khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng (và) mỗi mất mát đều là quá nhiều”, theo báo cáo của WHO.
Tự tử là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ hai ở những người từ 15 đến 29 tuổi, chỉ sau tai nạn giao thông. Đối với nhóm nữ 15 đến 19 tuổi, nguyên nhân này xếp thứ hai và đối với nhóm nam vị thành niên thì tự tử xếp thứ ba sau tai nạn giao thông và bạo lực.
Nhìn chung, gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm - nhiều hơn số người chết vì sốt rét hoặc ung thư vú, hoặc do chiến tranh hoặc tội ác giết người, WHO cho biết.
Tỷ lệ tự tử trên toàn cầu đã giảm trong những năm gần đây, với mức giảm 9,8% trong giai đoạn 2010-2016, tuy nhiên, sự giảm này không đồng đều tại các khu vực khác nhau. Ví dụ, tại khu vực Châu Mỹ tỷ lệ này lại tăng 6% trong giai đoạn 2010-2016.
Báo cáo cũng cho thấy số phụ nữ tự tử ở các quốc gia giàu có cao gần gấp ba lần, trái ngược với các nước thu nhập thấp và trung bình.
“Tự tử có thể phòng ngừa được”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. “Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước kết hợp các chiến lược phòng chống tự tử đã được chứng minh vào các chương trình giáo dục và y tế quốc gia”.
WHO cho biết một biện pháp hữu hiệu là nên hạn chế việc tiếp cận với thuốc trừ sâu, thường được sử dụng và dẫn đến tử vong vì hàm lượng độc tố cao và không có thuốc giải độc, thường được những người ở vùng sâu vùng xa sử dụng, nơi mà ít có sự can thiệp về y tế.
WHO cũng viện dẫn nghiên cứu tại Sri Lanka cho thấy khi nước này cấm thuốc trừ sâu đã giảm được 70% số vụ tự tử.