Niềm tự hào bị thương tổn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hai tuần trước, tôi nhận lời tham gia một podcast với các em sinh viên Học viện Ngoại giao. Lịch hẹn đến gần, tôi lật lại các ví dụ để chuẩn bị cho buổi nói chuyện. Đúng lúc này, câu chuyện họa sĩ Trần Gia Tùng lên tiếng về việc tác phẩm của anh bị một vị đại sứ mang tặng mà chưa có sự cho phép đang khiến dư luận dậy sóng.
Niềm tự hào bị thương tổn ảnh 1

Nhà báo Nguyệt Linh

Tôi không ngạc nhiên trước các tình tiết. Theo đó, Trần Gia Tùng gửi tranh từ năm 2020 để tham gia triển lãm. Đại dịch xảy ra, triển lãm không thành, tranh anh và các bạn bị om lại. Đến lúc đại sứ mãn nhiệm, nhóm họa sĩ liên hệ để lấy lại tranh thì phát hiện một số tác phẩm đã trở thành quà tặng ngoại giao mà không hề có sự xin phép. Điều khiến tôi sững sờ chỉ là cách câu chuyện phơi bày một tư duy cũ kỹ: xem nhẹ sức sáng tạo, xem thường quyền tác giả - trong một môi trường thường trực sự chuẩn mực liên quan đến hình ảnh quốc gia.

Thử đặt câu hỏi: Nếu lãnh đạo Anh quốc nhận được bức tranh như một món quà từ Việt Nam, rồi phát hiện nó bị sử dụng mà không có sự đồng ý của tác giả, họ sẽ nghĩ gì về sự chuyên nghiệp của chúng ta? Trong một thế giới mà bản quyền đã trở thành chuẩn mực của văn minh, hành động này không chỉ tổn thương nghệ sĩ mà còn làm tổn hại đến hình ảnh mà chúng ta đang dày công xây dựng trên trường quốc tế. Và món quà ngoại giao, lẽ ra là biểu tượng của sự tinh tế, lại trở thành "gót chân achille" vì sự tùy tiện và cẩu thả.

Hơn thế, câu chuyện của Trần Gia Tùng không phải là trường hợp cá biệt. Họa sĩ Ngô Minh Cầu – "vua" chép tranh lụa – từng kể rằng trong giai đoạn 1960-1975, các bảo tàng Việt Nam đã thuê ông sao chép vô số tranh của các danh họa để làm quà tặng ngoại giao. Các bức tranh do ông chép lưu hành mà không ghi nhận tác giả gốc, vô tình tiếp tay cho thị trường tranh giả, làm méo mó và hạ giá trị nghệ thuật Việt Nam. Ngày nay, khi tranh của nghệ sĩ đương đại bị sử dụng mà không có sự đồng thuận, vấn đề không chỉ nằm ở một cá nhân mà phản ánh cả một hệ thống tư duy lỗi thời.

Có thể viện dẫn lý do sơ suất hay thiếu hiểu biết, nhưng liệu điều đó có thể chấp nhận trong môi trường ngoại giao – nơi từng chi tiết nhỏ đều mang tính biểu tượng, đại diện? Nếu một họa sĩ từng tự hào gửi gắm tác phẩm của mình cho một cơ quan đại diện đất nước mà cuối cùng chỉ nhận lại mất mát, thiệt hại thì liệu họ còn nuôi niềm tin tưởng? Liệu họ còn muốn đóng góp khi biết rằng sáng tạo của mình có thể bị biến thành quà tặng vô danh bất cứ lúc nào?

Tôi không phản đối việc tặng tác phẩm nghệ thuật trong ngoại giao. Chính tôi, khi làm việc trong một tổ chức phi chính phủ, cũng nhiều lần chọn nghệ thuật để làm quà tặng bạn bè quốc tế. Nhưng để điều đó thực sự có ý nghĩa, cần phải dựa trên sự tôn trọng và minh bạch. Khi muốn sử dụng tác phẩm của nghệ sĩ để đại diện cho văn hóa Việt Nam, hãy đối xử với họ bằng sự trân trọng. Đừng chỉ là những lời nói miệng mà phải có thỏa thuận rõ ràng, ghi nhận tác giả và đảm bảo sự đồng thuận từ hai phía.

Tiếng nói của nghệ sĩ càng không nên bị xem nhẹ, khi nó liên quan trực tiếp đến hình ảnh quốc gia và niềm tin của cộng đồng sáng tạo. Nếu ngay cả cơ quan nhà nước còn tùy tiện vi phạm quyền tác giả, thì thật khó để đòi hỏi người dân hay doanh nghiệp tôn trọng bản quyền. Cần hiểu, một nền văn hóa chỉ mạnh khi nó biết trân trọng giá trị sáng tạo của chính mình. Một quốc gia chỉ có thể xây dựng sức mạnh mềm khi đặt sự lịch thiệp và minh bạch là những ưu tiên hàng đầu.

Và tôi đã ghi lại những dòng này trước khi gặp các em sinh viên trong tuần tới, rằng "ngoại giao văn hóa không thể chỉ là những khẩu hiệu đẹp đẽ theo chủ nghĩa hình thức. Nó phải bắt đầu từ những hành động cụ thể: tôn trọng nghệ sĩ, tôn trọng tác phẩm, tôn trọng quyền sáng tạo, tôn trọng các chuẩn mực và giá trị phổ quát. Nếu không, những món quà ngoại giao sẽ không còn là cầu nối giữa các quốc gia, mà trở thành minh chứng cho sự thiếu chuyên nghiệp của chính chúng ta".

Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.