Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây

Thẻ kiểm tra dùng để kiểm tra màu sắc và hình ảnh của TV. Ngày nay, chúng không còn được sử dụng do sự tiến bộ về công nghệ và lịch phát sóng 24/24 của chương trình truyền hình.

Nhiều khán giả xem TV chắc hẳn vẫn nhớ hình ảnh “chiếc đĩa” đầy màu sắc xuất hiện vào các chiều thứ ba hàng tuần. Chế độ này đôi khi còn xuất hiện trước giờ chiếu của các chương trình truyền hình khiến nhiều người lo sợ chương trình yêu thích của họ không phát sóng.

Thực ra lưới sọc nhiều màu này được gọi là "biểu đồ kiểm tra TV" hay "thẻ kiểm tra" để kiểm tra màu sắc của TV. Hình ảnh này thường có vào chiều thứ ba vì hầu hết đài truyền hình chọn thứ ba để tiến hành kiểm tra. Buổi chiều là vì các thiết bị như tháp truyền và bộ chuyển phát tính hiệu đều ở ngoài trời, ánh sáng buổi chiều sẽ cho phép tín hiệu tốt nhất.

Thẻ kiểm tra này cũng xuất hiện lúc nửa đêm và sáng sớm vì thiếu chương trình phát sóng.

Những năm 1980 và 1990, các chương trình truyền hình tương đối ít và nhiều nhà đài không có đủ nội dung để chiếu 24/24. Vì vậy hình ảnh này được sử dụng để lấp đầy khoảng thời gian trống.

Một số thẻ kiểm tra phổ biến

Thẻ kiểm tra thực chất đã tồn tại từ lâu. Thẻ kiểm tra đầu tiên trên thế giới là "Baird 30 Line", được phát sóng bởi đài BBC vào 27/1/1926. Thiết kế thời đó còn đơn giản và thô, bao gồm một hình tròn và một đường thẳng.

Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây ảnh 1

Thẻ "Baird 30 Line" đầu tiên trên thế giới. - Ảnh: Pinterest

Đến thời TV trắng đen, thẻ “Indian Head Test” của nhà đài Radio Corporation of America (RCA) được sử dụng phổ biến ở Mỹ.

Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây ảnh 2

Thẻ "Indian Head Test" của Mỹ. - Ảnh: Wikipedia

Sau đó, còn có các thẻ kiểm tra Type A, Type B, Type C, Type D, Type E và Type F. Trong đó, Type F là thẻ kiểm tra màu đầu tiên do hãng British Broadcasting Corporation (BBC) sản xuất. Thẻ Type F quen thuộc với người dân nước Anh trong suốt 30 năm.

Hình ảnh cô bé trong biểu đồ là cô con gái 8 tuổi của một kỹ sư hãng BBC. Những màu sắc của váy đỏ, bức tường xanh dương và quần áo xanh lá cây trong bức ảnh đều là ba màu cơ bản của biểu đồ kiểm tra.

Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây ảnh 3

Thẻ Type F với hình ảnh cô bé của Anh. - Ảnh: Wikipedia

Việt Nam sử dụng thẻ PM 5544 hoặc một màn hình gồm các vạch màu theo chiều dọc, gọi là SMPTE. PM 5544 dùng cho TV hệ PAL và SMPTE dùng cho TV hệ NTSC.

Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây ảnh 4

Dải kẻ màu SMPTE dùng cho TV hệ NTSC. - Ảnh: Reddit

Thẻ kiểm tra hoạt động như thế nào?

Khung bảo vệ hình chữ nhật màu đen và trắng ngoài cùng được sử dụng để điều chỉnh biên độ dòng và quét màn hình.

Thẻ kiểm tra và màn hình TV màu đều là 4:3. Nếu không nhìn thấy khung bảo vệ hoặc chỉ thấy một phần thì hình ảnh sẽ hiển thị nguyên vẹn.

Các ô vuông nhỏ màu xám để kiểm tra độ méo hình học, độ méo phi tuyến, độ hội tụ động và độ tinh khiết của màu sắc. Nếu các đường ngang và dọc của không thẳng, nghĩa là có biến dạng hình học. Nếu các vạch trắng mỏng không rõ ràng, nghĩa là lấy nét không tốt. Nếu xuất hiện đốm màu trên nền xám, nghĩa là màu sắc bị nhiễu.

Đường viền của đĩa tròn cũng để kiểm tra xem hình ảnh có bị méo hay không. Nếu đĩa không tròn, nghĩa là có biến dạng hình học.

Ý nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đây ảnh 5

Màn hình kiểm tra PM5544 của đài VTV. - Ảnh: Youtube

Hai đường màu hai bên vòng tròn đánh giá hiệu suất của bộ giải mã màu bằng độ sáng và độ bão hòa.

Bên trong hình trong có logo của đài truyền hình nằm trên cùng. Nếu logo bị nhòe, mờ… chứng tỏ đặc tính tần số không tốt và có thể được điều chỉnh thông qua ăng-ten.

Các ô vuông đen trắng dưới logo được dùng để kiểm tra phản ứng nhất thời của độ sáng TV. 6 vạch màu tiếp theo dùng để điều chỉnh sắc độ và độ bão hòa của màu sắc, đồng thời kiểm tra mạch giải màu tự động của TV. Các đường chỉ trắng ở giữa hình tròn dùng để xác định vị trí tâm và kiểm tra chế độ "Interlaced scan".

Tiếp theo là ngày tháng năm và thời gian cho phép khán giả kiểm tra thời gian. Các sọc trắng đen là công cụ để điều chỉnh độ nét và độ bão hòa màu của TV. Cuối cùng là một dải ngang chuyển dần từ đen sang trắng. Đây là dải thử nghiệm để đo mức độ xám, đồng thời có thể kiểm tra và điều chỉnh độ tuyến tính và cân bằng trắng.

Ngày nay, các bộ vi điều khiển trong truyền hình analog, các chuẩn giao tiếp của truyền hình kỹ thuật số cũng như sự phát triển của các loại màn hình hiện đại như LCD đã thay thế vai trò của các thẻ kiểm tra. Ngoài ra, việc phát sóng 24/24 của các chương trình truyền hình cũng khiến chúng không còn được dùng nữa.

Theo Zing
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.