Vì sao Google khó bị 'truất ngôi'?

(Ngày Nay) - Một khi lên mạng, sẽ rất khó tránh khỏi việc người dùng sử dụng Google để tìm kiếm mọi thứ, công cụ này đã ăn sâu vào đời sống tới mức cụm từ "google" còn được coi như động từ "tìm kiếm".
Vì sao Google khó bị 'truất ngôi'?

Chính sự thống trị này đã khiến Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện Google - đánh dấu một vụ kiến lớn nhất nhắm vào một công ty công nghệ, trước đó là Microsoft vào năm 1998.

Không rõ hậu quả mà "gã khổng lồ" công nghệ có thể phải đối mặt, nhưng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeffrey Rosen tuyên bố rằng mọi thứ đều có thể xảy ra.

Nhưng câu hỏi hiện đang được nhiều người đặt ra là: liệu mọi thứ đã đủ để đập tan vị thế độc tôn của Google hay không?

Hiện Google đang chiếm hơn 92% thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu, theo trang web phân tích StatCounter. Google Chrome kiểm soát 66% lượng duyệt web trên thế giới và gần 3/4 điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android của Google.


Trạng thái của Google như một công cụ tìm kiếm mặc định là một trong những khía cạnh trung tâm của vụ kiện lần này, cáo buộc rằng Google chi hàng tỷ USD cho các thỏa thuận với nhiều trình duyệt web, nhà cung cấp mạng và sản xuất điện thoại thông minh để đảm bảo rằng công cụ của họ luôn được ưu tiên cài đặt.

Google cho biết hành động trả tiền để làm trình duyệt mặc định của họ không khác gì so với các động thái quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

Kent Walker, Phó chủ tịch cấp cao về các vấn đề toàn cầu của Google, đã tuyên bố vụ kiện của chính phủ Mỹ là "sai sót nghiêm trọng".

"Mọi người sử dụng Google vì họ chọn như vậy, không phải vì họ bị ép buộc hoặc vì họ không thể tìm thấy các giải pháp thay thế", ông Walker cho biết.

Các nhà quản lý châu Âu đã đi đầu trong việc cố gắng kiềm chế Google, áp đặt các khoản phạt chống độc quyền với tổng trị giá hơn 9 tỷ USD và buộc công ty này phải cho phép người dùng Android chọn trình duyệt và công cụ tìm kiếm ưa thích của họ.

Điều đó dường như không hiệu quả - Google vẫn chiếm khoảng 93% thị phần tìm kiếm của châu Âu tính đến tháng 9 năm 2020, theo StatCounter.

Charlotte Slaiman, giám đốc chính sách cạnh tranh của nhóm vận động công nghệ Public Knowledge cho biết: “Với vị thế mà Google đang có hiện nay, nhiều người dùng sẽ không bận tâm tới việc lựa chọn công cụ tìm kiếm khác và các công ty điện thoại có thể tiếp tục hành xử như vậy. Tôi nghĩ rằng chỉ loại bỏ các hợp đồng mặc định là không đủ".

Tại sao rất khó để có một Google thứ hai?

Việc xóa bỏ sự thống trị của một trong những công ty lớn nhất thế giới - với giá trị thị trường hơn 1 nghìn tỷ USD, với nguồn lực gần như vô hạn và mất hai thập kỷ để củng cố vị thế của nó, là điều không hề dễ dàng.

Một lý do khác khiến Google không thể từ bỏ vị thế của mình đó là thế giới hiện thiếu một giải pháp thay thế khả thi và đơn vị đủ sức thách thức họ.

"Chỉ mục tìm kiếm của Google đã chứa hàng trăm tỷ trang web và có kích thước hơn 100 triệu gigabyte", Bộ Tư pháp Mỹ cho biết. "Việc phát triển một chỉ số tìm kiếm chung của quy mô này, cũng như các thuật toán tìm kiếm khả thi, sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư trả trước hàng tỷ đô la."

Gần đây, chỉ có Microsoft là công ty có đủ nguồn lực để cạnh tranh sòng phẳng với Google. Nhưng công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, ra mắt cách đây hơn một thập kỷ, đã không thu hút được lượng người dùng đáng kể. Bing hiện đang ở vị trí thứ hai sau Google, nhưng chỉ chiếm khoảng 3% thị trường công cụ tìm kiếm toàn cầu, theo StatCounter.

Giải pháp cho chính phủ Mỹ

Một trong những điểm mạnh nhất của Google là bề rộng dữ liệu tuyệt đối mà công ty này đã tích lũy được, đây là khả năng rất khó sao chép.

"Dữ liệu mà Google đã có thể xây dựng trong nhiều năm, từ dữ liệu nhấp chuột và truy vấn, cho phép họ dự đoán được những kết quả tìm kiếm cho người dùng“, chuyên gia Charlotte Slaiman chỉ ra. "Vì vậy, tôi nghĩ đây là mục tiêu chính phủ Mỹ có thể nhắm đến".

Chính phủ Mỹ cũng có thể yêu cầu Google cung cấp cho người dùng khả năng lựa chọn công cụ tìm kiếm ưa thích của họ, như công ty đã phải làm trên các thiết bị Android ở châu Âu.

Nhưng với tác động hạn chế mà biện pháp đó đem lại, dù Google có thể đối mặt với khoản tiền phạt hàng tỷ đô la, thì Washington cần phải tìm ra các giải pháp mạnh tay hơn.

Cuối cùng, có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để hạ bệ Google so với bất kỳ công ty nào khác trong lịch sử. Và việc đưa ra hành động sửa chữa cho hành vi của Google sẽ là "cực kỳ khó khăn", theo Slaiman.

"Nó đã diễn ra quá lâu, chúng ta đã cho phép Google thực sự tích lũy một vị trí cực kỳ quyền lực", Slaiman nhận định.

Theo CNN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.