14 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 1/9, website Research.com công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học trong năm 2023.

Trong 24 lĩnh vực mà Research.com xếp hạng có 14 nhà khoa học Việt Nam (tăng 3 người so với năm 2022) được ghi nhận có tên trong 6 lĩnh vực trong bảng xếp hạng của Research.com gồm: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Máy tính, Khoa học Vật liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và khoa học xã hội.

Điều đặc biệt là các nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng đều từ các trường đại học, đều là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu, có 4 nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong cả 3 lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học máy tính.

14 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới 2023 ảnh 1

Bốn nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong danh sách xếp hạng của Research.com. Ảnh: VNU.

Bốn nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2023. Đó là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; 2 giáo sư GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh - lĩnh vực Khoa học Môi trường và PGS.TS Lê Hoàng Sơn - lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ có 1 người Việt Nam là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong lĩnh vực này lấy địa chỉ Việt Nam còn có 2 người nước ngoài và đều ghi là Trường Đại học Duy Tân.

Lĩnh vực Khoa học Môi trường, Việt Nam có 3 người, tăng 1 người so với năm ngoái, là GS Phạm Hùng Việt và PGS Từ Bình Minh của Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Trần Nguyễn Hải của Trường Đại học Duy Tân.

Lĩnh vực Khoa học Máy tính có 2 người Việt Nam là PGS. Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Hoàng Nhật Đức, Trường Đại học Duy Tân, tăng 1 người so với năm ngoái.

Lĩnh vực Khoa học Vật liệu có GS. Nguyễn Văn Hiếu của Trường Đại học Phenikaa.

Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Việt Nam có 5 người, tăng 1 người so với năm ngoái. Trong đó, Đại học Công nghệ Hồ Chí Minh có 2 người là GS. Nguyễn Xuân Hùng và PGS. Phùng Văn Phúc; PGS Thái Hoàng Chiến - Trường Đại học Tôn Đức Thắng; PGS Nguyễn Thời Trung, Trương Đại học Văn Lang, PGS. Bùi Quốc Tính, Trường Đại học Duy Tân. Ngoài ra còn có 2 người nước ngoài nhưng lấy tên địa chỉ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, và Trường Đại học Duy Tân cũng có tên trong bảng xếp hạng tính cho Việt Nam.

Lĩnh vực Y học cộng đồng và khoa học xã hội có tên PGS. Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội và GS. Hoàng Văn Minh, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Về phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học – đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs. Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của 166,880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.

Đồng thời cũng cho thấy khoa học công nghệ Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Phải đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, cho các nhóm nghiên cứu mạnh, cho các trường đại học và cho các mũi nhọn trọng điểm, để khoa học công nghệ Việt Nam ngày càng vươn lên, tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn nữa, sánh vai với khoa học của thế giới.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.