Dưới đây là những ảnh hưởng của stress tới sức khỏe.
1. Huyết áp
Stress có thể tạo ra các hormon như cortisol có thể làm tăng huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Tình trạng stress có thể làm tăng huyết áp tạm thời bằng cách là co các mạch máu và tăng nhịp tim.
2. Thèm ăn đường và chất béo
Cortisol, một loại hormon được giải phóng trong thời gian stress làm tăng cảm giác thèm ăn đường và chất béo. Nếu bạn có chỉ số khối cơ thể cao bạn dễ mắc phải tình trạng này hơn. Cách tốt nhất để bảo vệ chính bạn là biết được những yếu tố gây căng thẳng và lựa chọn những món ăn nhẹ lành mạnh.
3. Tích trữ chất béo
Stress có liên quan tới tăng cân. Hormon stress cortisol có thể làm tăng lượng mô mỡ trong cơ thể cũng làm tăng kích thước các tế bào chất béo. Hàm lượng cao hơn cortisol có liên quan tới mỡ bụng nhiều hơn.
4. Tim
Những người có công việc căng thẳng dễ bị đau tim hơn những người có công việc ít căng thẳng. Bạn cần tập trung vào làm giảm căng thẳng trong cuộc sống để duy trì sức khỏe tim.
5. Mất ngủ
Mất ngủ có thể gây ra trạng thái kích thích quá mức. Bị stress kéo dài có thể gây gián đoạn giấc ngủ và góp phần gây rối loạn giấc ngủ. Hãy thử tập yoga và các hoạt động chống căng thẳng khác trong ngày
6. Đau đầu
Các chất như adrenalin và cortisol có thể gây ra những thay đổi mạch máu, dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu. Stress cũng có thể khiến cơ bắp của bạn căng thẳng, có thể khiến cơn đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn.
7. Trí nhớ
Quá nhiều hormon stress cortisol có thể cản trở khả năng hình thành kí ức mới. Trong khi bị stress, hormon này cản trở các chất dẫn truyền thần kinh, các hóa chất mà não sử dụng để giao tiếp với nhau. Điều này sẽ khiến bạn khó ghi nhớ.
8. Ảnh hưởng tới cấu trúc tóc
Stress nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới cấu trúc tóc. Stress được cho là tác nhân gây rụng tóc ở bệnh tự miễn được gọi là alopecia areata (rụng tóc từng mảng)
9. Mang thai
Stress nghiêm trọng làm tăng nguy cơ sinh non. Hàm lượng cao stress có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não của thai nhi. Các kỹ thuật tập yoga và giảm stress trước sinh được khuyến nghị trong những trường hợp này.
10. Đường huyết
Stress có thể làm tăng mức đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường týp 2, bạn sẽ thấy mức đường huyết cao hơn khi bạn bị stress. Điều chỉnh thói quen ăn uống của bạn, tập luyện thường xuyên, thay đổi thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.
11. Tiêu hóa
Stress có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy. Hơn nữa, hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng gây ra bởi căng thẳng.
12. Mô não
Stress có thể làm giảm lượng mô ở khu vực não điều chỉnh cảm xúc và tự kiểm soát. Tổn thương này có thể khiến bạn khó đối phó với những căng thẳng trong tương lai. Điều này có thể đảo ngược nhờ kỹ thuật kiểm soát căng thẳng.
13. Da
Stress có thể gây ra mụn trứng cá. Sự gia tăng hormon nam tính androgen là thủ phạm chính gây mụn trứng cá ở phụ nữ.
14. Đau lưng
Stress có thể gây đau lưng cấp tính. Nó cũng có thể góp phần gây đau lưng mạn tính. Những người hay lo âu và suy nghĩ tiêu cực dễ bị đau lưng.
15. Giảm sức hấp dẫn
Người ta thấy rằng phụ nữ ít bị hấp dẫn bởi những nam giới có hàm lượng hormon stress cortisol cao so với những người có hàm lượng này thấp. Điều này là do họ tin rằng hàm lượng hormon stress cho thấy sức mạnh và sức khỏe.
BS Thu Vân/Theo Sức Khỏe & Đời Sống