1. Thịt nhân tạo - nguồn thực phẩm của tương lai
Trước tình trạng thiếu lương thực trong tương lai khi dân số thế giới bùng nổ, các nhà khoa học đã bắt tay vào việc tìm kiếm các nguồn thực phẩm mới cho con người. Các dạng thực phẩm này phải đảm bảo tiêu chí về tiết kiệm không gian sản xuất, giá thành rẻ và dồi dào về số lượng.
Từ năm 2008, giáo sư Mark Post tại Đại học bách khoa Eindhoven đã bắt đầu dự án tạo ra "thịt trong ống nghiệm". Cách làm của ông là lấy mẫu mô từ bò, sau đó nuôi cấy các tế bào để đạt được lương thịt mong muốn.
Thịt nhân tạo sẽ là biện pháp giải quyết sự thiếu thốn lương thực trong tương lai
Đến năm 2013 miếng thịt bò nhân tạo đầu tiên đã được nuôi cấy thành công. Phần thịt bò này được chế tạo từ 20.000 sợi cơ nhân tạo trong suốt 3 tháng từ tế bào gốc của một con bò. Tổng chi phí để sản xuất một lát thịt bò nhân tạo như vậy là 300.000 USD (khoảng 6,7 tỉ VNĐ). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng giá thành sản xuất sẽ được giảm xuống rất nhiều trong tương lai.
2. Tế bào nhân tạo ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Vào năm 2010, viện nghiên cứu tư nhân J. Craig Venter (Mỹ) tuyên bố họ đã chế tạo thành công tế bào sống nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Dự án này đã tiêu tốn 15 năm công sức cùng với tổng cộng 40 triệu USD để có thể tổng hợp thành công tế bào sống nhân tạo này.
Hình ảnh các tế bào nhân tạo
Đây là một trong những công nghệ đột phá nhất trong giới sinh học hiện nay. Sự xuất hiện của tế bào nhân tạo có thể giúp con người thay thế những tế bào mang bệnh trong cơ thể, từ đó có thể điều trị đươc các căn bệnh nguy hiểm như ung thư.
Bên cạnh đó tế bào nhân tạo còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Chúng ta có thể ứng dụng loại tế bào này để chế tạo vi khuẩn công nghiệp giúp sản xuất xăng, vaccine và một số sản phẩm thương mại khác.
3. Công nghệ đưa con người vào trạng thái ngủ đông
Công nghệ đưa con người vào trạng thái ngủ đông không còn là khả năng trong trí tưởng tượng nữa khi năm 2014, các bác sĩ tại bệnh viện Pennsyvalnia (Mỹ) đã thành công trong việc tạm ngưng mọi hoạt động của một cơ thể sống để đưa vào tình trạng “chết giả
Để thực hiện điều này, máu của bệnh nhân sẽ được rút toàn bộ và được thay thế bởi một dung dịch đặc biệt. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ giảm xuống chỉ còn 10 độ C, đồng thời mọi chức năng sống như hệ tuần hoàn, hô hấp hay thậm chí là hoạt động của não sẽ ngừng hoạt động.
Ngủ đông có thể giúp con người đi đến tương lai
Công nghệ này được cho là một bước đột phá lớn trong ngành y học. Việc đưa con người vào trạng thái chết giả sẽ giúp các bác sĩ có thêm thời gian cho những ca phẫu thuật "khó nhằn", đồng thời làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật thành công, máu sẽ được bơm ngược vào cơ thể, còn bệnh nhân sẽ phục hồi chỉ sau vài tiếng.
Cùng với đó việc đưa con người vào trạng thái ngủ đông hàng trăm năm để tới tương lai chữa bệnh không còn là điều viễn tưởng.
4. Kích hoạt khả năng “thần giao cách cảm” của con người
Năm 2014, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công khả năng “bắt sóng não” ở người - thứ được gọi như "thần giao cách cảm" mà trước đây con người thường hay mơ tới.
Cụ thể, 2 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm được đặt một thiết bị lên đầu để thu sóng bộ não rồi nói chuyện với nhau.
Thần giao cách cảm sẽ mang lại sự truyền dẫn thông tin từ người này đến người khác
Đáng chú ý là hai người này ở cách nhau rất xa, một người ở Pháp, còn người kia ở Ấn Độ. Sóng não sẽ được thu vào máy tính và truyền đến người kia qua kết nối Internet.
Theo lời kể lại của các ứng viên thử nghiệm, lời nói mà họ nhận được từ người kia xuất hiện trong đầu họ giống như những làn sóng ánh sáng. Điều này cho thấy việc con người có thể “thần giao cách cảm” bất kể khoảng cách địa lý chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên nghiên cứu này đang gây tranh cãi khi sẽ làm cho các phương pháp giao tiếp truyền thống của con người trở nên mai một.
5. "Viết" lại gene người
Năm 2015, các nhà khoa học Trung Quốc công bố họ đã tìm ra cách "viết" lại gene trên cơ thể người - điều mà rất nhiều khoa học gia đã thử nhưng chưa thành công.
Bằng việc sử dụng 86 phôi gene, các khoa học gia đã thành công trong việc thiết kế lại 28 gene trong số này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc viết lại gene có thể đem lại những sự đột biến không mong đợi.
Viết lại gene người là điều còn gây nhiều tranh cãi
Chính vì thế, việc nghiên cứu thay đổi gene luôn là lĩnh vực được kiểm soát nghiêm ngặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng công nghệ mới này sẽ cho phép con người có thêm khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh tật - từ chứng máu khó đông đến HIV.
Ngoài ra, việc "thiết kế" lại gene còn giúp chúng ta ngăn ngừa trên 10.000 chứng bệnh khác nhau, đem lại tiềm năng cứu sống hàng triệu người trên thế giới.
Mạnh Kiên