Anh thợ khóa hơn 20 năm đưa người qua đường…

(Ngày Nay) - “Thoáng một cái, mà đã 23 năm rồi” - anh Thịnh giật mình nhớ lại. Đó là quãng thời gian, mà anh Thịnh đã cần mẫn, đều đặn đợi ở ngã tư đường để đưa từng học sinh qua đường an toàn.
Học sinh an toàn qua đường dưới sự dẫn dắt của anh Thịnh
Học sinh an toàn qua đường dưới sự dẫn dắt của anh Thịnh

Anh Thịnh tên đầy đủ là Lê Văn Thịnh, 43 tuổi, ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam). Là một thợ sửa chìa khóa lành nghề.

Tôi đến lúc anh cặm cụi với công việc, bên cạnh là năm, sáu khách ngồi đợi đến lượt. Thế mà đang giũa chìa khoá cho khách, anh Thịnh bỏ ngang, rồi cúi xuống góc tủ cầm lên tấm biển. Tiến nhanh về phía một bà cụ, cần mẫn dắt cụ qua đường. Khuôn mặt từ biểu cảm nóng ruột của vị khách, dần dần giãn ra, cười như chuộc ý nghĩ sai trái của mình. Cái hình ảnh người đàn ông cầm tấm biển dắt người qua đường, đã trở nên quen thuộc đối với người dân thị trấn Nam Phước, dễ chừng cũng 23 năm rồi. Sau cái chào kiểu cà tửng đậm chất Quảng, rất nhanh chóng, anh trở về cái tuổi 20. Hồi ấy, ngã 3 thị trấn Nam Phước - quốc lộ 1A cũng đã nhiều xe cộ qua lại. Nên anh chọn làm nơi hành nghề. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả lí do để anh lấy đấy làm điểm sửa khoá, vì nhà anh cách đó khoảng 500 m - nghĩa là thuận tiện cho công việc hơn nhiều. Mà vì ở đó, anh được thực hiện cái công việc mà người ta bảo anh... gàn.

Anh thợ khóa hơn 20 năm đưa người qua đường… ảnh 1Công việc quen thuộc của anh Thịnh là sửa chìa khóa cho mọi người

Đó là công việc đưa người qua đường. Các đối tượng ưu tiên là học sinh, người già và phụ nữ đang mang thai. Rất nhiều học sinh, suốt từ tiểu học đến hoàn thành cấp 2, được anh che chở những khi qua đường. Tôi hỏi: “Điều gì đã “xui” anh làm việc đó?”. Anh cười, hình như không để đáp lại câu hỏi: “Cái không gian sống này, hình như chật chội quá, tôi muốn làm cho nó thoáng đãng tí hơn. Mà tôi nghĩ, làm được thì làm, còn làm không được thì im lặng mà sống, không nói chi hết”. Cái vụ “im lặng” - “nói chi” mà anh đề cập, là vì, thuở ban đầu anh dắt người qua đường. Thì trừ người được anh dẫn đương ra, hầu như ai cũng bảo anh điên. Cái điên ấy, anh bỏ ngoài tai và bây giờ, là sự cảm phục. Hơn 20 năm trôi qua, vậy mà những hình ảnh đau thương nơi ngã ba, nhiều khi ùa về trong anh rất gần. Đó cũng chính là lí do anh chọn lấy và yêu thích công việc của mình.

Tôi hỏi: “Đang làm, mà anh bỏ đi như rứa không sợ mất khách à?”. Anh cười: “Nếu đã sợ, thì tôi đã không hành xử thế. Mà những khách không bỏ đi, là họ đã biết công việc tôi đang làm là nên làm. Còn những khách không hiểu, bỏ đi, thì đã... đi từ lâu rồi”. Một học sinh, tôi nhìn phù hiệu là của Trưởng Tiểu học số 3 Nam Phước, nói: “Con học lớp 3, ba má con đều làm công nhân, không về sớm để đón con được. Mà con cũng tự đi được, nhưng qua đường, xe  cộ đông quá nên con sợ, phải chờ chú Thịnh dẫn qua, còn không là con đứng miết...”. Tôi ngoái nhìn, tấm biển mà anh cầm để dẫn người qua đường, có nội dung như thế này: “Stop! Chú ý! Nhường đường cho người già và trẻ em”. Anh bảo, nó có “tuổi đời” cũng khoảng 10 năm rồi, được Công an thị trấn Nam Phước tặng; rồi anh “sắm” thêm chiếc còi, ra dáng chuyên nghiệp hẳn.

Anh thợ khóa hơn 20 năm đưa người qua đường… ảnh 2Đã 23 năm nay, anh Thịnh nhiệt tình "dìu dắt" từng lớp học sinh qua đường an toàn

Khách vãn. Anh kể tôi nghe về những ám ảnh của các vụ tai nạn nơi ngã ba. Rồi anh đi đến khẳng định: “Nên tôi phải làm việc này. Khi nào già yếu mới thôi”. Còn kỷ niệm vui, anh bảo rằng đó là những lúc cánh tài xế xe tải đòi... đánh vì cản đường! Anh thở dài: “Văn hoá giao thông mình tệ thật. Qua ngã ba mà phóng ầm ầm, rồi bóp còi inh ỏi nữa. Có biển báo giảm tốc độ, vạch cho người đi bộ sang đường, thế mà vẫn không chịu nhường. Tội cho mấy đứa nhỏ, đứng lơ ngơ như… cầy bắp!”. Hỏi thêm, mới biết mỗi ngày có hàng trăm học sinh qua lại ngã ba này. Điều này có nghĩa, mỗi ngày anh Thịnh phải có hàng trăm lần để dắt học sinh qua đường, chưa kể người già yếu. Riêng đối với học sinh, từ 9 - 11 giờ 30 phút và 16 - 17 giờ 30 phút là những thời điểm anh tất bật nhất, khi các em tan trường mà phụ huynh không thể đón vì vướng công việc.

Hình như làm việc nghĩa, đối với anh, bấy nhiêu chưa thoả, nên vài năm trở lại đây, anh còn tìm đến những mảnh đời khó khăn để tìm hiểu rồi kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. “Vì mình cũng nghèo, không có tiền giúp đỡ. Nên chỉ còn cách kêu gọi mọi người chung tay thôi”. Sự đóng góp thầm lặng của anh, giúp cho những người mẹ nghèo cặm cụi nơi nhà máy bớt thấp thỏm chuyện con cái qua đường. Và chắc hẳn rằng, nhờ vậy mà những hương khói đau khổ không nhiều lên mỗi ngày. Tôi nhớ mãi lời anh với theo trước khi tôi ra về: “Mình cố gắng tạo không gian bình yên cho cuộc đời nhẹ nhàng, chứ không phải không có mình thì không bình yên. Qua đường khó khăn, vấp ngã, mình tin có người sẽ đỡ mình dậy”.

Với những đóng góp thầm lặng, đáng quý của mình, đầu năm 2013, anh Thịnh được nhận bằng khen của UBND huyện Duy Xuyên về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ở thị trấn Nam Phước. Năm 2014, anh Thịnh được chương trình Total trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ giao thông. Anh Thịnh cũng được UBND huyện Duy Xuyên và UBND Thị trấn Nam Phước, ban ATGT tỉnh tặng bằng khen trong phong trào ATGT tại địa phương.

TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.