Bị cô lập sau lũ, Mường Lát đang cạn kiệt xăng dầu và lương thực

Gần 1 tuần sau khi cơn lũ quét qua, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang bị cô lập với thế giới bên ngoài do đường bị cuốn trôi. Hiện tại, địa phương này đang cạn kiệt xăng dầu, lương thực, thực phẩm ... để cung cấp cho đời sống và sinh hoạt của người dân.
Bộ đội chở gạo cứu trợ khẩn cấp của tỉnh Thanh Hóa băng rừng, vượt suối đến với người dân Mường Lát.
Bộ đội chở gạo cứu trợ khẩn cấp của tỉnh Thanh Hóa băng rừng, vượt suối đến với người dân Mường Lát.

Ngày 6/9, ông Phạm Bá Điểm, Phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, hiện toàn huyện có hàng nghìn người dân ở các xã Mường Chanh, Quang Chiểu, Tam Chung, Mường Lý, Trung Lý, Nhi Sơn... đang thiếu lương thực, thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu. Tình trạng thiếu lương thực xảy ra nghiêm trọng nhất đối với khoảng 600 hộ dân, gần 2.500 khẩu đã phải di dời do nhà bị sập hoặc nhà ở trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao. 

Hiện nay, lượng gạo của huyện huy động để cấp cho người dân cũng thiếu. Tại các bản, lượng lương thực, thực phẩm trong dân cũng cạn dần. Khó khăn nhất hiện nay là vẫn còn nhiều bản bị cô lập, không có dầu diezen để người dân xay xát lúa gạo và thắp sáng.

Trước tình hình này UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho người dân huyện Mường Lát 10 tấn gạo. Nhưng, do đường bộ bị sạt lở nên việc vận chuyển gạo và hàng cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn.

Bị cô lập sau lũ, Mường Lát đang cạn kiệt xăng dầu và lương thực ảnh 1

Các tình nguyện viên và người dân địa phương mang hàng vượt gần 10km đường núi đến với người dân vùng lũ.

Bộ đội phải chở từng bao gạo và hàng cứu trợ bằng xe máy, vượt 10km đường rừng từ trung tâm xã Trung Lý đến bến đò Chiềng Nưa, xã Mường Lý rồi chuyển lên thuyền, ngược dòng sông Mã thêm 14km đến xã Tam Chung tập kết rồi đưa tiếp về các xã cấp phát cho người dân.

Trong ngày 6/9, người dân huyện Mường Lát sẽ nhận được 3/10 tấn gạo cứu trợ đầu tiên của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ngoài lương thực, người dân Mường Lát còn thiếu trầm trọng nước sạch; sách vở, đồ dùng học tập của các em học sinh đã bị lũ cuốn trôi.

Theo văn phòng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, hiện trên các tuyến Quốc lộ 15; 15C, 16, 217 lên các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát vẫn còn gần 100 điểm sạt lở gây tắc đường, nhiều bản, làng vẫn bị cô lập với trung tâm xã.

Bị cô lập sau lũ, Mường Lát đang cạn kiệt xăng dầu và lương thực ảnh 2

Gian nan đưa hàng cứu trợ đến với người dân Mường Lát.

Theo dự kiến của sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa, nếu thời tiết thuận lợi thì phải mất ít nhất 3 - 4 ngày nữa mới có thể thông tuyến Quốc lộ 15C từ trung tâm tỉnh Thanh Hóa lên huyện Mường Lát.

Trước đó, từ ngày 28 – 30/8, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa xảy ra mưa lớn kéo dài và kèm theo sạt lở đất. Trong đó, Mường Lát là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi ít nhất 8 người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà và trường học bị lũ cuốn trôi, đất đá vùi lấp. Từ đó, địa phương này bị cô lập với thế giới bên ngoài vì đường bị sạt lở và mất sóng điện thoại. Tới ngày 3/9, sóng điện thoại đã được khôi phục trở lại.

Trước tình cảnh khó khăn, thiếu thốn vì thiệt hại nặng nề sau cơn lũ của đồng bào huyện Mường Lát, nhóm thiện nguyện T36 do chị Phạm Thị Yến làm chủ nhiệm đã kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết, như: Mì tôm, nước lọc, cá khô… để kịp thời cứu trợ cho bà con vùng lũ.

Để trao tận tay những nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng lũ, nhóm thiện nguyện CLB T36 phải băng hàng chục km đường rừng, vượt con sông Mã hung dữ và đi qua những điểm bị sạt lở vào các bản làng xa xôi vẫn đang bị cô lập. Đây là nhóm thiện nguyện đầu tiên mang quà cứu trợ tới người dân Mường Lát.

Theo Người Đưa Tin

Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...