Bị mất đất sau khi… cho mượn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cho rằng mình bị lấy mất đất sau khi cho mượn, bà Nguyễn Thị Nhành (SN 1922) ở thôn Kim Thạch, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) đã ủy quyền cho cháu nội là Đinh Thiên Mai (SN 1979, cùng địa phương) gửi đơn trình báo gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí.
Khu đất nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Lê Xuân Thọ
Khu đất nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Không trả đất, còn lấn chiếm thêm

Theo đơn trình bày của ông Mai, nguyên thửa đất số 1177, tờ bản đồ số 7, diện tích 470 m2, ở thôn Kim Thạch, xã Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi (trước đây thuộc huyện Tư Nghĩa), tỉnh Quảng Ngãi có nguồn gốc của vợ chồng ông cố ông Mai, tức cha mẹ ruột của bà Nguyễn Thị Nhành, là ông Nguyễn Lượng và bà Nguyễn Thị Lãnh tạo lập, có bản trích lục còn nguyên vẹn được cấp bởi Sở Địa chính tỉnh Quảng Ngãi. Số biên ở sách điền chủ: 406 cấp ngày 30/03/1936.

“Sau khi ông bà cố tôi qua đời thì bà nội tôi là Nguyễn Thị Nhành, được giao toàn quyền sử dụng và quản lý trực tiếp thửa đất này”, ông Mai trình bày.

Sau năm 1975, chồng bà Nguyễn Thị Nhành là ông Đinh Chùi đi tập kết ngoài miền Bắc trở về, cùng nhau sinh sống ở trên thửa đất 1177. Sang năm 1976, ông Mai Ngọc Toản là bạn tập kết chung của ông Chùi cũng từ miền Bắc về lại địa phương. Lúc này, ông Toản chưa có đất ở nên đến gặp, xin bà Nhành cho mượn 50 m2 đất để dựng tạm cái nhà đất (trại) ở góc phía tây của thửa đất 1177 để ở tạm. Bà Nhành đồng ý.

Bị mất đất sau khi… cho mượn ảnh 1
Khu đất tranh chấp khi còn lều trại của ông Quang. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Đến năm 1977, ông Toản được cấp đất làm nhà ở mới và hứa với gia đình bà Nhành sẽ trả lại đất đã mượn. “Nhưng sau đó vợ chồng ông Toản lại đến gặp và năn nỉ bà nội tôi cho vợ chồng cháu của ông Toản là Phạm Bá Quang (SN 1945) và Mai Thị Tỵ (SN 1953) được tiếp tục ở lại. Nội tôi không đồng ý, nhưng vợ chồng ông Quang làm cam kết, hứa hẹn ở một thời gian khi xin chính quyền cấp được đất rồi sẽ dở dọn trả lại đất vườn đấy cho gia đình tôi.

Điều này đã có sự xác nhận và cam đoan bằng văn bản viết tay của chính vợ ông Toản bà Hiền vào ngày 9/10/1994. Tuy nhiên, năm 1980, dù xin được đất ở với diện tích 1.000 m2 tại xứ Gò Phó, thôn Kim Thạch, nhưng ông Quang vẫn cố tình chây ì, không trả đất cho chúng tôi”, ông Mai bức xúc.

Gia đình ông Mai có trình báo ngay cho cơ quan chính quyền nắm sự việc. Song, chính quyền địa phương không can thiệp sâu, không có biện pháp xử lý dứt điểm.

Theo ông Đinh Thiên Mai, không những không trả đất cho gia đình mình, mà vợ chồng ông Quang còn cơi nới, lấn chiếm thêm đất của gia đình mình hơn 200 m2 nữa, nâng tổng diện tích đất bị chiếm là hơn 250 m2.

“Không có chuyện đổi đất với gia đình ông Toản”

Sau nhiều lần gia đình ông Mai nộp đơn thư khiếu nại, tố cáo đòi quyền sử dụng đất lên cấp huyện, thì đến năm 2001, ông Trần Văn Nhân - Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa đã ký ban hành Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 3/10/2001, công nhận quyền sử dụng diện tích 5,5 m x 17 m (tức 93,5 m2) của thửa đất 1177 (có diện tích 470 m2) của bà Nhành cho ông Phạm Bá Quang. Đây là phần đất trước đó ông Toản mượn của bà Nhành để ở, sau chuyển sang cho cháu là ông Quang tiếp tục mượn để ở.

“Chúng tôi tiếp tục làm đơn khiếu nại Quyết định số 392/QĐ-UBND của UBND huyện Tư Nghĩa lên cấp tỉnh. Không hề thấy cán bộ, cơ quan chức năng nào về điều tra, khảo sát tình tình thực tế, nhưng đến ngày 27/12/2006 gia đình chúng tôi nhận được Quyết định số 3389/QĐ-UB do ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký. Theo đó, Quyết định 3389 công nhận Quyết định 392 của UBND huyện Tư Nghĩa, bác bỏ khiếu nại của chúng tôi”, ông Mai cho biết thêm.

Bị mất đất sau khi… cho mượn ảnh 2
Bà Nhành ngày càng già yếu, mong sớm được giải quyết sự việc kéo dài hàng chục năm qua. Ảnh: Lê Xuân Thọ

Theo ông Mai: “Sở dĩ UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận Quyết định 392 của UBND huyện Tư Nghĩa, vì “cho rằng bà Nhành, tức nội tôi, có đổi đất với ông Toản, nhưng không có chuyện này. Vào thời điểm năm 1976, Ban Nông hội xã Nghĩa Hà có giao cho ông Toản 500 m2 đất ruộng ở ngoài đồng để sản xuất, nhưng ông Toản không có nhu cầu làm ruộng nên qua năm 1977 thì HTX Nông nghiệp Tây Hà thu hồi lại chứ gia đình tôi hoàn toàn không có đổi bất cứ đất đai gì với ông Toản như trong kết luận của Quyết định số 3389 của UBND tỉnh Quảng Ngãi”.

Cũng theo ông Mai, trên thực tế gia đình ông có đổi đất, nhưng với người khác chứ không phải với ông Toản. Trước đây, HTX Nông nghiệp Tây Hà cấp cho gia đình bà Nhành 1.000 m2 đất ruộng tại đồng Mẫu Sắc. Nhưng cha ông Mai là Đinh Thiên Sáng không làm nổi nên đã thương lượng với bà Võ Thị Phụng (còn có tên khác là Thành) cùng địa phương để đổi lấy 500 m2 đất ruộng tại đồng Bảy Mẫu để canh tác. Hai bên đã đồng ý và đổi đất cho nhau.

“Nghĩa là gia đình chúng tôi có đổi đất, nhưng với người khác chứ không phải với ông Toản. Vậy mà UBND tỉnh Quảng Ngãi lại cho rằng chúng tôi đổi đất với ông Toản rồi công nhận phần đất lấn chiếm là đất của ông Quang, cháu ông Toản”, ông Mai bức xúc.

Theo hồ sơ chúng tôi có được, trước Quyết định 3389 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tháng 1/2005, Thanh tra huyện Tư Nghĩa có văn bản số 20/BC-TTr, cũng cho rằng giữa bà Nhành và ông Toản có đổi đất cho nhau, do đó khẳng định phần đất “ông Phạm Bá Quang ở và quản lý sử dụng kê khai là đúng”.

Ông Đinh Thiên Mai cho biết gia đình sẽ có đơn kiện Quyết định 392 của UBND huyện Tư Nghĩa, Văn bản số 20 tháng 1/2005 của Thanh tra huyện Tư Nghĩa và Quyết định 3389 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Trao đổi với phóng viên, đại diện một số cơ quan liên quan cho biết vì vụ việc xảy ra lâu, lại có sự thay đổi xã nên cần có thêm thời gian để kiểm tra lại sự việc.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.