Biến đổi khí hậu có thể là tác nhân gia tăng cường độ của bão

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 29/8, tổ chức World Weather Attribution (WWA) cho biết biến đổi khí hậu đã làm gia tăng lượng mưa và sức gió khi bão Gaemi đổ bộ khiến hàng chục người thiệt mạng khắp Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục trong năm nay.
Sóng lớn xô vào bờ biển trước bão Gaemi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 25/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Sóng lớn xô vào bờ biển trước bão Gaemi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 25/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Bão Gaemi hoành hành tại Philippines vào tháng 7, gây lũ lụt và lở đất trên diện rộng khiến ít nhất 40 người thiệt mạng. Sau đó, bão đổ bộ vào Đài Loan và Trung Quốc đại lục, gây ra những trận mưa xối xả khiến 50 người thiệt mạng và chính quyền sở tại phải sơ tán 300.000 người.

Kết quả cho thấy tốc độ gió trong bão Gaemi mạnh hơn 7% do biến đổi khí hậu, trong khi lượng mưa cao hơn 14% tại Đài Loan và 9% tại tỉnh Hồ Nam. Nghiên cứu không thể đưa ra kết luận chắc chắn về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với lượng mưa tại Philippines do hiện tượng mưa gió mùa phức tạp của khu vực. WWA cũng phát hiện hiện tượng nước biển nóng lên làm gia tăng 30% số cơn bão mạnh tương tự, từ khoảng 5 cơn bão/năm lên khoảng 6-7 cơn bão/năm.

Ông Ralf Toumi, Giám đốc Viện Grantham-Biến đổi khí hậu và môi trường tại trường Imperial College London, đánh giá nghiên cứu trên xác nhận những điều giới khoa học dự báo trước đó, tức là nước biển và và bầu khí quyển nóng hơn đang tạo ra những cơn bão mạnh hơn, có ảnh hưởng dài hơn và nguy hiểm hơn.

Biến đổi khí hậu có thể là tác nhân gia tăng cường độ của bão ảnh 1
Tại Trung Quốc, 48 người thiệt mạng, 35 người mất tích do bão trong tuần qua, dù bão Gaemi đã suy yếu thành bão nhiệt đới. Ảnh: THX/TTXVN

WWA sử dụng phương pháp đánh giá mức độ bất thường của hiện tượng thời tiết cực đoan, sau đó lập mô hình mô phỏng hiện tượng cũng như cường độ tương tự theo hai kịch bản: thế giới ngày nay và một thế giới không nóng như mức độ hiện tại. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp này cùng với phương pháp mới của trường Imperial College London dành riêng cho nghiên cứu liên quan các cơn bão nhiệt đới. Mô hình máy tính cũng được dùng để khắc phục tình trạng thiếu dữ liệu lịch sử về các cơn bão nhiệt đới.

Các nhà khoa học WWA cảnh báo nghiên cứu của họ cho thấy rõ thiếu sót trong khâu chuẩn bị ứng phó với bão và các tác động lớn do bão Gaemi gây ra. Nhóm kêu gọi nhà chức trách cần thực hiện các biện pháp phòng chống ngập lụt đô thị hiệu quả hơn và đưa ra những cảnh báo có mục tiêu nhằm cung cấp thêm thông tin về ảnh hưởng có thể của cơn bão.

WWA gồm các nhà khoa học đi tiên phong trong các phương pháp đã được thẩm định để đánh giá mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tổ chức này đã nghiên cứu 3 khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất do bão Gaemi: miền Bắc Philippines, Đài Loan và tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.