Biến đổi khí hậu và những nỗi lo tiềm ẩn

Biến đổi khí hậu đang ngày càng báo động. Trái đất liên tục phải chứng kiến nhiều hình thái thời tiết cực đoan bắt nguồn từ biến đổi khí hậu, gần đây nhất là việc rừng Amazon bị cháy. Nếu không có những hành động ngay từ bây giờ, Trái Đất sẽ sớm bị tàn lụi và diệt vong.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nước biển dâng cao

Theo Tuổi Trẻ, ở những ngôi làng nhỏ dọc bờ biển phía đông Bangladesh - một trong các nước bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề nhất, các nhà nghiên cứu mới đây đã lưu ý tỉ lệ sẩy thai đặc biệt cao. Nghiên cứu xa hơn, giới khoa học đi tới kết luận thủ phạm là... biến đổi khí hậu.

Trong khi các ca sẩy thai không phải là điều gì quá khác thường, những nhà khoa học đã theo dõi một cộng đồng ở làng Failla Para trong nhiều năm và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về địa hình địa mạo ở đây.

Tới những năm 1990, các vùng đất trũng trong làng vẫn có thể trồng lúa, dù là năng suất thấp. Ngày nay thì điều đó không khả thi nữa. Nước biển dâng đã khiến nước mặn hơn nhiều và khiến người dân buộc phải chuyển dần sang nuôi tôm hoặc làm muối.

"Biến đổi khí hậu đang gây ra sự thay đổi rõ rệt - tiến sĩ Manzoor Hanifi, chuyên gia của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bệnh tả ở Bangladesh (ICDDRB), nói với BBC - Ảnh hưởng lên đất đai là rõ ràng, nhưng tác động lên con người là điều chúng ta không nhìn thấy".

Cháy rừng Amazon

Gần 79.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong năm nay, cao nhất kể từ năm 2013, và một nửa trong đó xảy ra tại rừng mưa Amazon, nơi được coi là "lá phổi xanh" của hành tinh. Theo Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil, riêng hai ngày 23 và 24/8 đã có hơn 1.600 đám cháy mới tiếp tục bùng phát tại Amazon.

Rừng Amazon, vốn được xem là ‘lá phổi của nhân loại’, bị cháy dữ dội trong mùa hè năm nay là ‘do sự tàn phá của con người’ trong nỗ lực lấy đất phát triển nông nghiệp được Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, thúc đẩy với chính sách mở cửa rừng Amazon để phát triển kinh tế, một nhà nghiên cứu môi trường ở Mỹ nói với VOA.

Rừng Amazon đang trải qua vụ cháy dữ dội nhất trong nhiều năm qua khiến cộng đồng quốc tế quan ngại vì nơi đây có hệ sinh thái đa dạng nhất Trái đất và sản xuất ra một lượng lớn khí oxy cho bầu khí quyển.

Băng tan tại Bắc Cực

Năm 2019 có thể là một năm cực xấu của Bắc Cực khi khi nhiệt độ tại đảo Greenland (Đạn Mạch) đã tăng lên mức kỷ lục, đẩy nhanh tốc độ tan băng khiến giới khoa học dự báo khối lượng băng tan năm nay có thể vượt mức kỷ lục ghi nhận năm 2012.

Theo Hà Nội Mới, tính toán của các nhà khoa học, lượng băng tan chảy ở Greenland mỗi năm khiến nước biển dâng cao khoảng 0,7mm, song với tốc độ tan chảy như hiện nay, con số này có thể còn tăng.

Kể từ năm 1972 đến nay, lượng băng tan chảy của Greenland đã góp phần làm mực nước biển dâng cao tổng cộng 13,7mm. Theo nhà nghiên cứu khí hậu Xavier Fettweis thuộc Đại học Liege, từ đầu tháng 6 đến nay, 37 tỷ tấn băng ở Greenland tan chảy.

Hiện tốc độ băng tan chảy tại Greenland nhanh gấp 6 lần so với những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là những thông tin đáng báo động về tình trạng ấm lên của Trái đất.

Cần sự vào cuộc của cả thế giới

Nếu không có sự chung tay góp sức của toàn thế giới, thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày một xấu đi.

Các nhà lãnh đạo có chức trách cần phải có những biện pháp cụ thể để chống biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, một trong những cách thức để ngăn chặn biến đổi khí hậu là nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế toàn cầu theo hướng cắt giảm lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Chi phí cho việc khắc phục biến đổi môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với chi phí chuyển dịch kinh tế. Rõ ràng, thay vì đối phó với biến đổi khí hậu, ta có thể lựa chọn phương án tối ưu là thay đổi để tình trạng ô nhiễm môi trường không diễn ra. Tuy nhiên, điều này là một thách thức, phần lớn do chính sách của nhiều nước vẫn chưa sẵn sàng cho sự dịch chuyển cần thiết.

Đối với mỗi cá nhân, cần hạn chế sử dụng các đồ, vật liệu không thể tái sử dụng. Bảo vệ môi trường từ trong chính mỗi gia đình chính là cách hiệu quả nhất.

Theo An ninh Thủ đô
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.