Giáo sư Carl Thayer phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Current Strategy Forum. |
Trong tham luận về Chiến lược hải quân và quân sự của Mỹ tại Biển Đông ngày 17/6/2015 tại Diễn đàn Chiến lược Current Strategy Forum 2015 do Học viện Hải chiến Mỹ ở Newport, Rhode Island tổ chức, Giáo sư Carlyle Thayer cho biết:
Bên cạnh việc Hải quân Mỹ hiện diện tại Biển Đông, thì chính quyền Mỹ đẩy mạnh chiến dịch phản công trên bình diện thông tin, và vận động công luận thế giới phản đối các hành vi của Trung Quốc.
"Trung Quốc đã thúc đẩy cuộc chiến tranh thông tin trong tư cách là một thành tố của chiến lược khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông. Cần phải phản công lại cuộc chiến thông tin đó.", Giáo sư Carlyle Thayer nói.
Tàu chiến của Mỹ tại Biển Đông. |
Đầu năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ đã khai trương bộ phận Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI).
Bộ phận này thường xuyên công bố hình ảnh mà vệ tinh thương mại chụp được về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông. Nỗ lực của AMTI cần phải được bổ sung bằng các phân tích chuyên sâu và kịp thời hơn nữa.
Trong một bối cảnh liên quan, việc Trung Quốc tuyên bố về Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013, vốn là một điểm nóng tranh chấp giữa các cường quốc trong khu vực, đã châm ngòi cho các cuộc tranh cãi quốc tế, đồng thời làm tăng thêm mối lo ngại của các quốc gia về mục đích của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Vùng nhận dạng phòng không (tiếng Anh: Air Defense Identification Zone, viết tắt tiếng Anh: ADIZ) là vùng bầu trời do một quốc gia tự ấn định ra và đòi hỏi mọi máy bay dân sự xâm nhập vùng này phải nhận dạng, minh định vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó.
Vùng nhận dạng phòng không không đồng nghĩa với không phận nhưng được coi như khu vực song hành với an ninh quốc phòng.
Sở dĩ, Trung Quốc có động thái này là vì tuyên bố ADIZ 2013 không chỉ đơn thuần là hành động tranh giành lãnh thổ, mà còn là một động thái nhằm gia tăng sự phản đối các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Nó sẽ cung cấp khung pháp lý cho những cáo buộc của Bắc Kinh về việc Mỹ sử dụng máy bay thu thập thông tin tình báo gần lãnh thổ Trung Quốc, các hoạt động do thám bằng radar và những hoạt động khác vốn làm giới chức Bắc Kinh cảm thấy khó chịu.
Trong khi đó, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố kế hoạch cải tạo đảo tại Biển Đông đã hoàn thành.
Có nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc sử dụng Biển Đông là căn cứ để giấu kho tàu ngầm khủng.
Hàng loạt các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông đang là vấn đề nóng trong các cuộc gặp gỡ và bàn luận của quan chức và học giả nhiều nước lớn, trong đó có Mỹ, Nhật, Australia...
Cập nhật Tin tức Biển Đông hàng ngày, TẠI ĐÂY.
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 24/6: Trung Quốc biến Biển Đông thành căn cứ giấu tàu ngầm khủng
- Biển Đông hôm nay 23/6: Tham vọng 'chủ quyền' không đáy của Trung Quốc tại Biển Đông
- Biển Đông hôm nay 22/6: Chiêu bài lừa gạt dư luận quốc tế của Trung Quốc
- Biển Đông hôm nay 21/6: Trung Quốc 'mị dân' về chủ quyền các đảo tại Biển Đông
Trang Ly (T/h)