Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình trước Quốc hội về SGK lớp 1

0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện theo chủ trương Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương, nghị quyết 88 của Quốc hội về thực hiện một chương trình SGK.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình trước Quốc hội về SGK lớp 1

Tiếp tục lắng nghe để hoàn thiện tốt hơn

Trong phiên thảo luận về Kinh tế xã hội, giải trình ý kiến của các ĐBQH về lùm xùm sách giáo khóa (SGK) lớp 1 gần đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đợt đổi mới giáo dục phổ thông lần này là căn bản từ chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp.

Trong đó, SGK là tài liệu thể hiện chương trình. Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định và phê duyệt 46 bộ SGK, thuộc 5 bộ sách của ba nhà xuất bản.

Sách lớp 1 thuộc bộ Cánh Diều thời gian qua được nhân dân góp ý. Qua kiểm tra, Bộ GD-ĐT nhận thấy nội dung sách Tiếng Việt lớp 1 chưa được phù hợp.

“Bộ đã yêu cầu Hội đồng thẩm định, tác giả, NXB lắng nghe tiếp thu. Hiện các bên đang chỉnh sửa cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi lớp 1”, Bộ trưởng nói.

Ông Nhạ thông tin, SGK được hiệu đính, chỉnh sửa thường xuyên để phù hợp thực tiễn chứ không phải đã ban hành là xong. Căn cứ vào thực tiễn, Bộ cũng chỉ đạo rà soát các bộ sách khác.

“Chúng tôi tiếp thu ý kiến của ĐBQH, nhân dân, cùng với giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếp tục rà soát để SGK hoàn thiện hơn”, Bộ trưởng GD-ĐT cam kết.

Ông cũng giải thích thêm, chủ trương đổi mới chương trình, đặc biệt là đổi mới SGK theo Nghị quyết của Quốc hội thực hiện trong lộ trình 5 năm. “Đây là năm đầu tiên thực hiện, khối lượng nhiều, 46 cuốn, cả ngành cùng cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Về phản ánh của đại biểu liên quan đến việc ép học sinh mua sách, ông Nhạ khẳng định: “Theo quy định của Bộ, SGK là tài liệu sử dụng chính thức và bắt buộc. Tài liệu, sách tham khảo không phải bắt buộc trong nhà trường. Sách tham khảo là do các NXB sản xuất và giám đốc NXB phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan và quản lý ấn phẩm xuất bản này”.

Thông tư 21 nói rõ không được ép học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Rất tiếc là thời gian qua, một số nhà trường chưa thực hiện tốt quy định này. Bộ đã thanh tra, chấn chỉnh. Tới đây sẽ sửa thông tư 21 theo hướng tăng chế tài, quản lý chặt sách tham khảo.

Về giá SGK lớp 1 mới cao hơn khoảng 2 lần sách cũ, Bộ trưởng Nhạ cho biết, lý do là SGK biên soạn theo cách tiếp cận, chương trình phổ thông mới, tăng cường phẩm chất năng lực, số trang dài hơn, chất liệu, màu tốt hơn nên khối lượng, giá thành cao hơn.

SGK thực hiện chủ trương xã hội hóa nên không được trợ cấp về biên soạn như sách cũ. Bộ đã đề nghị giảm chi phí giá thành và NXB cũng đã giảm 2-3 lần. Bộ trình bày phương án giảm giá đã được Bộ Tài chính đồng ý.

Bộ GD-ĐT cũng đã phối hợp Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội, đưa SGK vào vào mặt hàng nhà nước ổn giá, định giá. 

"Không phải sai sót quá nghiêm trọng"

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) nhận định việc thay đổi chương trình SGK luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của nhân dân.

Năm nay, ngành giáo dục bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, sử dụng SGK mới cho học sinh lớp 1. Bước đầu thực hiện đương nhiên khó tránh sai sót, song có một số bất cập nổi lên, cần phải nhìn nhận lại.

Theo bà Thảo, giá mỗi bộ sách gồm 9-10 cuốn với giá thành từ 180-200.000 đồng/bộ, dù giá thành cao hơn những năm học trước nhưng vẫn trong phạm vi chấp nhận được.

Tuy nhiên, theo nữ đại biểu này, SGK Tiếng Việt ở một số bộ sách còn có sự thiếu trong sáng về ngôn ngữ, thiếu hệ thống logic và chưa khai thác được kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam dẫn tới giáo viên phải vừa dạy vừa điều chỉnh. 

Bà Thảo cho rằng, để không đánh đồng, quy kết tất cả các bộ SGK lớp 1 đều có vấn đề, cần làm rõ có hay không tình trạng sai sót, và nếu có thì sai ở đâu, thuộc cuốn nào, bộ sách nào, trách nhiệm xử lý khắc phục hậu quả thuộc về ai.

"Quan điểm của tôi SGK đã sai thì bắt buộc phải sửa và không thể để một thế hệ trẻ phải học SGK sai sót. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo tạm dừng thực hiện, khẩn trương rà soát, thẩm định lại toàn bộ SGK này" - đại biểu này đề xuất.

Tranh luận với đại biểu Thảo, đại biểu Bùi Văn Phương (Phó đoàn chuyên trách tỉnh Ninh Bình) cho rằng, việc biên soạn SGK là vấn đề rất lớn. Có thể nói ngành giáo dục đã hết sức cố gắng và có một số thiếu sót không tránh khỏi. Nhưng không phải sai sót quá nghiêm trọng mà chỉ là một số ngữ liệu ở dạng học âm, học vần chưa thật phù hợp.

Theo ông, những thiếu sót trong SGK chỉ ở dạng chưa thật sự phù hợp. Những việc này có thể điều chỉnh và sửa được ở trong lần tái bản tiếp theo.

Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các địa phương, khi các cô giáo triển khai bài giảng, những bài có liên quan đến ngữ liệu này thì cần có điều chỉnh cho phù hợp - đại biểu tỉnh Ninh Bình nói.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.