Bộ trưởng Y tế: Bệnh nhẹ mà nhập viện tuyến cuối dễ bị lây nhiễm thêm bệnh

Đánh giá tình hình điều trị khi đang có dịch tay chân miệng, sởi, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trẻ bệnh nhẹ mà cứ cho nằm viện tuyến cuối rất dễ bị lây nhiễm chéo thêm nhiều bệnh và nặng hơn.
Bộ trưởng Y tế: Bệnh nhẹ mà nhập viện tuyến cuối dễ bị lây nhiễm thêm bệnh

Sáng 12.10, Bộ Y tế và UBND TP.HCM triển khai chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng (TCM), sởi và sốt xuất huyết (SXH) tại trường học, sau đó đã đi kiểm tra công tác điều trị tại bệnh viện (BV).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng dịch bệnh hiện nay giảm so với 5 - 10 năm trước.

Tuy nhiên, do thời tiết biến đổi, môi trường có vấn đề về di cư, ý thức tiêm chủng nên bệnh dịch có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh Đông Nam bộ. Miền Nam đang chuyển từ mùa mưa sang mùa khô, ngập nước; miền Bắc chuyển sang mùa đông nên nguy cơ dịch bệnh xảy ra nhiều.

Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trong điều kiện các nước trong khu vực tây Thái Bình Dương có gia tăng dịch SXH, TCM và châu Âu gia tăng sởi, theo Bộ trưởng cần làm tốt công tác dự phòng và điều trị giảm tử vong.

Đồng thời, tuyên truyền cho cộng đồng dự phòng không để mắc bệnh, nếu mắc thì giảm lây chéo và giảm tử vong, giảm hoang mang cho người dân.

Bệnh nhẹ nhập viện tuyến cuối rất dễ bị lây chéo

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, về khám chữa bệnh, với người dân, khi thấy con trẻ có dấu hiệu sốt, bỏ ăn… thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chữa bệnh, theo dõi sát. Tại BV, việc tổ chức cấp cứu, sơ cứu tốt nhất là phải lọc bệnh. Bệnh nặng thì phải đưa vào cấp cứu theo dõi thật chặt, từng giờ, từng ngày để xử lý kịp thời.

Đối với bệnh nhiễm, đặc biệt sởi lây rất nhanh thì phải cách ly tuyệt đối.

Theo Bộ trưởng, hai nguyên tắc là lọc bệnh và cách ly đối với bệnh lây nhiễm, kể cả luồng đi khám bệnh và ngồi chờ khám cũng phải cách ly.

“Bệnh nặng đã đành, bệnh nhẹ cũng cho nhập viện và nằm ra cả hành lang. BV tuyến trên không dùng phương pháp điều trị trong ngày, cho về phòng khám vệ tinh, BV quận huyện. Còn cho bệnh nhẹ nằm BV tuyến trên, một mặt là chật chội, bác sĩ theo dõi có giới hạn vì vừa lo chăm trẻ nặng, vừa chăm trẻ nhẹ. Điều này dễ làm trẻ bệnh nhẹ nhiễm thêm bệnh, không bệnh sởi thì viêm đường hô hấp, viêm màng não mủ, cúm, TCM, lỵ…”, Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích.

Bà Tiến đặt vấn đề: "Tại sao mới bệnh nhẹ vào chỗ bệnh nặng làm gì?". Tuyến cuối là nơi điều trị bệnh nặng nhất mà vào đó rất dễ bị lây nhiễm. Chúng ta có bài học cay đắng với mùa dịch sởi ở Hà Nội, bệnh nhi càng vào thì càng nặng, càng tử vong vì lây chéo sởi, nhiễm TCM…

Bộ trưởng Y tế cho rằng, truyền thông phải làm cho người dân hiểu bệnh nhẹ thì đừng vào BV tuyến cuối vì nơi này toàn những bệnh nặng, mang con đang khỏe mạnh vào đó làm gì? Bác sĩ khám thấy bệnh nhẹ dứt khoát không cho nhập viện. Nếu không sẽ rối vì bác sĩ không có nhiều, máy móc, máy thở, máy bơm dịch không đầy đủ, phòng ốc không nhiều, không có không gian cách ly nhiều… Bên cạnh đó, cách ly bệnh không tốt, lây nhiễm chéo nhiều, tỉ lệ dùng kháng sinh tăng, nhiễm khuẩn BV tăng.

"Đừng để trẻ chết vì thiếu hiểu biết"

Về dự phòng, theo Bộ trưởng, muốn phòng bệnh tốt thì phải truyền thông cho người dân làm sao hành động để không mắc bệnh...

Theo Bộ trưởng, mấy hôm nay bà rất sốt ruột về phương thức truyền kiến thức cho người dân. Theo bà, làm sao để người dân có hành vi không bị mắc bệnh chứ không phải có bệnh mới đến cơ sở y tế.

Với TCM, chỉ cần truyền thông đây là bệnh lây qua đường phân miệng, do vi rút, cơ bản là phải vệ sinh tay trẻ em, người chăm sóc trẻ, đồ chơi, nền nhà, ăn uống sạch và đầy đủ.

Về SXH, đơn giản người dân chỉ cần biết muỗi vằn gây bệnh SXH đẻ nơi nước sạch, nên phải lật úp vật chứa nước (bình bông, vỏ xe, lon sữa…), tận gốc của vấn đế là diệt lăng quăng, sau đó là phun thuốc diệt muỗi.

Với bệnh sởi, đã có vắc xin ngừa bệnh hiệu quả nhưng do người dân chưa có ý thức nên không tiêm ngừa dẫn đến mắc bệnh. Do vậy, cần tiêm sởi cho trẻ lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi. Hiện ngành y tế đang tổ chức chiến dịch tiêm vét sởi.

Theo Bộ trưởng, vắc xin sởi không thiếu, đừng để trẻ chết vì thiếu hiểu biết.

Theo Thanh Niên
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?