Bức tranh kinh doanh không mấy khả quan của Ngân hàng Quốc Dân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 7 năm tái cơ cấu, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) vẫn nằm trong top dưới của hệ thống ngân hàng xét trên các chỉ tiêu vốn điều lệ, tổng tài sản và lợi nhuận.
Bức tranh kinh doanh không mấy khả quan của Ngân hàng Quốc Dân

Xử lý tái cơ cấu khiến lợi nhuận giảm sút

Các số liệu báo cáo tài chính cho thấy, kết quả kinh doanh NCB không có gì nổi bật. Kể từ năm 2011, chưa năm nào nhà băng này lãi sau thuế quá 50 tỷ đồng do phải dành hàng trăm tỷ đồng để xử lý đề án tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2017, NCB lãi sau thuế 21,9 tỷ đồng, con số này năm 2018 là 36,2 tỷ đồng. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tiếp tục tăng lên 43,1 tỷ đồng. Đến năm 2020, lợi nhuận của NCB lại giảm đến 97% xuống còn vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng.

Ngược lại, khoản phải thu tại NCB lại tăng "đột biến" hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương 230% lên 18.722 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cái tài chính (BCTC) kiểm toán hợp nhất năm 2020 không có thuyết minh chi tiết về khoản mục này. Thời điểm 30/6/2021, khoản phải thu trên đã giảm 21% về mức 14.754 tỷ đồng.

Theo BCTC hợp nhất quý II/2021, NCB ghi nhận thu nhập lãi thuần 253,8 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ 2020. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 5,7 lần lên 76,5 tỷ đồng, trong khi lãi từ chứng khoán đầu tư giảm 72% xuống 13,3 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ tăng gần 8% lên 334 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí và không cần chi các khoản xử lý theo đề án tái cáu trúc, NCB lãi sau thuế 79 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, nhà băng này lãi ròng 100,6 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với nửa đầu năm ngoái, cao nhất từ năm 2011.

Trong suốt giai đoạn tái cấu trúc, cơ cấu tài sản của ngân hàng vẫn tăng trưởng, tuy nhiên chưa sự đột phá. Tổng tài sản đến cuối tháng 6 ở mức 83.970 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Chỉ tiêu này cuối năm 2020 cao gấp 4 lần so với cuối năm 2011.

Cho vay khách hàng thời điểm cuối quý II/2021 đạt 41.740 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm và gấp 3 lần so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu cải thiện từ 2,9% xuống còn 1,5% vào cuối 2020 và xuống 1,48% vào cuối tháng 6/2021.

Bức tranh kinh doanh không mấy khả quan của Ngân hàng Quốc Dân ảnh 1

Tình hình kinh doanh của NCB không nhiều khả quan trong thời gian qua

Tăng vốn bất thành…

Khó khăn trong việc tăng vốn được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến NCB chưa thể đẩy mạnh tín dụng trong những năm qua. Ngân hàng này hiện nằm trong nhóm ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất hệ thống chỉ quanh 4.100 tỷ đồng.

Trước đó, NCB đã duy trì vốn điều lệ ở mức 3.000 tỷ đồng trong gần 9 năm. Lần gần nhất, ngân hàng tăng vốn là vào năm 2019 khi phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP), tăng vốn thêm gần 1.100 tỷ đồng.

Trước đó vào năm 2014, ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 3.010 tỷ đồng lên 4.510 tỷ đồng nhưng không thực hiện. Năm 2017, ngân hàng lại lên kế hoạch tăng vốn gấp đôi lên 6.010 tỷ đồng, và tái khởi động tìm cổ đông chiến lược nhưng cũng không thể triển khai.

Năm 2018, cổ đông tiếp tục thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ đồng, để nâng vốn điều lệ lên hơn 5.000 tỷ đồng và tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó cũng chưa thể thực hiện.

Đến năm 2020, sau khi phát hành ESOP một năm trước, NCB họp bất thường thông qua phương án phát hành 300 triệu cổ phiếu dự kiến tăng vốn từ 4.101 tỷ đồng lên hơn 7.000 tỷ đồng, gồm chào bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên. Dù vây, kế hoạch tăng vốn lại một lần nữa bị bỏ ngỏ.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông và sẽ nối lại kế hoạch tăng vốn lên hơn 7.000 tỷ đồng, đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Mới đây, cổ đông đã thông qua phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thêm gần 37%. Thời gian thực hiện trong quý III-IV.

Trong bối cảnh NHNN siết chặt chỉ tiêu an toàn vốn với hệ số CAR và kiểm soát tín dụng theo xếp hạng, ngân hàng cần có vốn điều lệ, vốn tự có lớn để đảm bảo cho việc mở rộng các hoạt động rủi ro.

Bức tranh kinh doanh không mấy khả quan của Ngân hàng Quốc Dân ảnh 2

Với việc có tân Chủ tịch HĐQT, Ngân hàng Quốc dân kỳ vọng sẽ có sự phát triển tích cực

Kỳ vọng mới khi có tân Chủ tịch

Thời gian gần đây, cổ phiếu NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) liên tục nổi sóng sau khi có tân Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) mới đã trở thành đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.

Theo đó, tại kỳ Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 29/7, cổ đông NCB đã bầu bổ sung vào HĐQT hai gương mặt mới là bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền. HĐQT ngân hàng ngay sau đó đã họp và bầu bà Bùi Thị Thanh Hương vào vị trí Chủ tịch HĐQT.

Ngân hàng Quốc Dân, tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank), trước đó là Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Sông Kiên. Navibank đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân từ 22/1/2014. Không chỉ nhiều lần đổi tên, NCB cũng là một trong những ngân hàng hiếm hoi trong vòng 10 năm trở lại đây có nhiều xáo trộn ở vị trí người đứng đầu.

Ngay trước khi đổi tên như hiện nay, ông Vũ Hồng Nam đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2013, đánh dấu bước ngoặt khi mà nhóm cổ đông tại Tập đoàn Gami (Gami Group) được cho là chính thức tiếp quản cổ phần từ đại gia Đặng Thành Tâm, đặt chân vào NCB. Ông Vũ Hồng Nam chính là một lãnh đạo của Gami Group.

Đến tháng 12/2016, bà Trần Hải Anh được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT NCB thay cho ông Vũ Hồng Nam sau thời gian dài bà này đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc ngân hàng. Bà Trần Hải Anh khi đó là vợ của ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Gami Group.

Sau đó một năm, đến tháng 11/2017, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Gami Group, chính thức bước chân vào NCB, trên cương vị cao nhất trong HĐQT cho đến trước khi bà Bùi Thị Thanh Hương được bổ nhiệm vào vị trí này từ ngày 29/7/2021.

Dù không còn giữ các vị trí chủ chốt nhưng gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng vẫn đang nắm lượng lớn cổ phần tại NCB (tính đến cuối năm 2020). Trong đó, ông Dũng sở hữu 6,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,6%), bà Hải Anh sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,96%) và ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con trai ông Dũng cũng nắm giữ 16,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4%).

Sau 7 năm tái cơ cấu, NCB vẫn nằm trong top dưới của hệ thống ngân hàng xét trên các chỉ tiêu vốn điều lệ, tổng tài sản và lợi nhuận.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.